Đối tác - Liên kết

16 loại vải thường dùng trong may mặc mà bạn chưa biết hết

Thảo luận trong '10. Thời trang -Trang sức - Làm đẹp' bắt đầu bởi alibuvn, 8/7/20.

  1. alibuvn

    alibuvn Vi phạm nội quy

    Tham gia ngày:
    13/3/20
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Nghề nghiệp:
    Kinh Doanh
    Khi thiết kế mẫu đồng phục việc quan tâm đến loại vải là cực kì quan trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến form dáng của bộ quần áo mà còn ảnh hưởng đến chất lượng củng như giá thành của sản phẩm đó bán ra. Thế nên mới có chuyện KH khen chê xưởng may đắt hay rẻ. Vậy bạn có biết các loại vải nào thường được các công ty may tin dùng khi sản xuất đồng phục nhiều năm qua không. Hãy cùng khám phá nhé
    [​IMG]
    1.Vải sợi thiên nhiên
    Nguồn gốc

    Giống như cái tên của nó, vải sợi thiên nhiên được dệt từ chính những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên. Sau quá trình nuôi dưỡng, thu hoạch và sơ chế, người thợ có thể biến những dạng sợi tự nhiên thành một tấm vải đẹp đẽ.
    Vải sợi thiên nhiên được chia làm hai loại chính là vải sợi nguồn gốc thực vật và vải từ nguồn gốc động vật. Trong đó, vải dệt từ sợi vải thiên nhiên như sợi các cây gai, cây đay, sợi bông, … Sợi dệt từ sợi đông vật phải kể đến sợi tơ, sợi len từ lông động vật như cừu, bò, dê, …
    Trong quá trình nguyên cứu và dệt vải, một sợi vải phải trải qua rất nhiều giai đoạn sơ chế, kéo sợi, dệt sợi để ra được thành phẩm cuối cùng là những tấm vải chất lượng.

    Tính chất
    Trong các loại vải thường dùng trong may mặc, sợi vải thiên nhiên khá được ưa chuộng nhờ tính bền đẹp, an toàn, thân thiện với sức khỏe. Hầu hết các loại vải tự nhiên đều có tính thấm hút, thoáng khí rất tốt tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc. Tuy nhiên, các loại vải này lại thường yêu cầu việc bảo quản cầu kỳ hơn do đặc tính dễ nhăn và lâu khô của chúng.

    2. Vải sợi hóa học
    Nguồn gốc
    Các sợi vải hóa học được tạo nên từ các loại hóa chất tổng hợp. Thành phần chủ yếu của các hóa chất tạo nên sợi vải là tre nứa, dầu mỏ, than đá, gỗ, … Các loại vải hóa học hiện nay được chia thành hai loại chính là sợi vải nhân tạo và các sợi vải tổng hợp.

    Tính chất
    Mỗi loại sợi vải đều có những đặc tính, tính chất riêng biệt mà bạn cần cân nhắc rõ ràng khi lựa chọn.
    Sợi vải nhân tạo có khả năng thấm hút, thoáng khí rất tốt đem lại cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, do đặc tính làm từ than tre, các chất xenlulozo mà sợi vải dễ bị cứng khi ngâm trong nước.
    Sợi vải tổng hợp có ưu điểm không dễ bị nhàu và cứng sợi vải. Tuy nhiên, những hợp chất tạo nên vải tổng hợp như dầu mỏ, than đá khiến chất liệu này ít thấm hút mồ hôi hơn, tao cảm giác bức bí, nóng nực cho người sử dụng.

    3. Vải sợi pha
    Kết hợp được những ưu điểm và khắc phục được nhiều nhược điểm của cả hai loại vải trên, vải sợi pha là lựa chọn thường gặp nhất trong các loại vải thường dùng trong may mặc. Đặc biệt, với khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam, sử dụng vải sợi pha tạo cảm giác thoáng mát, dễ chịu khi mặc.

    Cách phân biệt các loại vải
    Để phân biệt các loại vải, có 2 phương pháp phổ biến nhất đó là dựa vào độ nhàu của vải cũng như độ vón khi đốt vải.

    Dựa vào mức độ nhàu của vải mà bạn có thể xác định được loại vải. Các loại vải sợi thiên nhiên thường dễ nhàu hơn rất nhiều so với các loại vải sợi tổng hợp. Cùng với đó, khi đốt vải, các sợi thiên nhiên có tro rất dễ tan, dễ bóp trong khi các sợi tổng hợp lại vón cục khi đốt, không dễ tan.

    Các đọc thành phần vải trên quần áo

    Mỗi trang phục đều có những mác nhỏ thể hiện thành phần sợi vải. Thông thương, các sợi vải pha sẽ được hình thành từ nhiều loại vải khác nhau và biểu hiện bằng chỉ số phần trăm. Dựa vào tên chất liệu và chỉ số phần trăm hiển thị để xác định được thành phần trong vải.

    16 loại vải trên thị trường được sử dụng phổ biến để may quần áo
    Vải cotton
    Một trong các loại vải thường dùng trong may mặc nhất hiện nay phải kể đến vải cotton. Thành phần chính cấu tạo nên vải cotton là những sợi xenlulo. Các sợi xenlulo được tìm thấy nhiều trong những sợi tự nhiên, sợi cây bông, …
    Chất liệu vải cotton dễ tạo nên nhiều kiểu áo thun, đa dạng về phong cách và màu sắc
    Bên cạnh những ưu điểm thì vải cotton vẫn tồn tại một vài khuyết điểm. Sợi vải cotton dễ bị chảy xệ, co rút trong quá trình giặt. Ngoài ra, giá thành của các sản phẩm thuần cotton vẫn khá cao so với chất liệu khác trên thị trường.

    Vải kaki

    Kaki vẫn luôn được yêu thích như một loại vải có độ bền tốt, phom dáng cố định phù hơp cho nhiều kiểu trang phục khác nhau.

    Kaki được cấu tạo chủ yếu từ các sợi cotton hoặc sợi dệt chéo tổng hợp. Cính vì vậy, vải kaki giữ được nhiều ưu điểm của vải sợi cotton nhưng lại có phom dáng cứng cáp hơn. Ban đầu, vải kaki thường được sử dụng cho việc may quân phục của Anh, cái tên kaki cũng bắt đầu từ đó.

    Vải kaki vẫn giữu nguyên được những ưu điểm của cotton như thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, … Tuy nhiên, vải kaki lại ít bị nhăn nhàu hơn. Cùng với dó, một ưu điểm rất lớn của các loại vải kaki chính là độ bền đẹp của sản phẩm. Không chỉ là những màu nâu sáng quen thuộc, vải kaki bây giờ đã được nhuôn thành rất nhiều màu sắc và được ứng dụng rộng rãi trong may mặc.

    Vải denim


    Vài denim hay vải Jeans là một trong các loại vải thường dùng trong may mặc phổ biến nhất. Những chiếc quần jean, áo váy chất liệu denim là “item” không thể thiếu trong tủ đồ của rất nhiều người. Vải denim được cấu tạo chính từ thành phần sợi bông thô, về cơ bản vẫn là chất liệu cotton nhưng cứng cáp và dày nặng hơn.

    Vải nỉ


    Với cấu tạo một lớp bông mỏng bên dưới bề mặt, vải nỉ là lựa chọn thời trang, ấm áp cho thời tiết se lạnh của mùa đông. Khác với nhiều chất liệu vải khác, sợi vải nỉ gần như không qua quá trình dệt vải.Các sợi bông được ép cùng nhau vào một mảng.
    Vải nỉ khi mặc có khả năng giữ ấm rất tốt mà lại không quá nặng hay khó chịu. Đặc biệt, vải nỉ rất dễ làm sạch và dễ dàng bảo quản. Tuy vậy, quần áo làm từ vải nỉ lại khá nhanh bám bụi, chất vải khá dày nên chỉ dùng được cho các trang phục thu đông,

    Vải len

    Len là vật liệu khá được ưa chuộng cho những trang phục giữ ấm mùa đông. Len gây ấn tượng nhờ khả năng giữ ấm tuyệt đối, tạo cảm giác ấm áp, dễ chịu cho người mặc. Đặc biệt hơn, len còn có khả năng cách lửa và cách điện khá tốt, cùng tính năng hút ảm và giữ nhiệt hiệu quả
    Hiện nay, len được sản phẩm chủ yếu từ lông động vật. Ngoài ra, vẫn có một số loại len công nghiệp nhưng rất ít và không mấy được ưa chuộng. Trên thị trường, len hiện nay đang được chia thành 5 loại chính tùy theo thành phần nguyên liệu.

    Vải Canvas

    Từ rất lâu, canvas hay vải thô đã được sử dụng rất phổ biến trong may mặc. Với khả năng thoáng khí, chất liệu co giãn 4 chiều nhưng vẫn mềm mịn, canvas rất được ưa chuộng đặc biệt là may mặc cho phái nữ.
    Nhờ những lỗ rất nhỏ trên bề mặt vải giúp người mặc luôn cảm thấy mát mẻ, dễ chịu. Cùng với đó, chất liệu vải thô thấm hút, mềm mại cũng khiến chúng rất được ưa chuộng. Vải thô có khả năng thấm hút và đàn hồi rất tốt, giúp chúng phù hợp với nhiều lứa tuổi và sở thích khác nhau.


    Vải Voan

    Nét mềm mại, nhẹ nhàng là điểm nhấn giúp vải voan mê hoặc những tín đồ thời trang. Vải voan được sản xuất chủ yếu từ những nguyên liệu sợi nhân tạo nhưng vẫn đem lại được cảm giác mềm mại, mịn màng. Vải voan rất được yêu thích nhờ ưu điểm mềm mại, không để lại vết nhăn, gấp khi sử dụng. Đồng thời, những bộ trang phục dùng vải voan cũng làm tăng lên vẻ nữ tính, duyên dáng cho người mặc.

    Vải lanh

    Với các loại vải thường dùng trong may mặc, vải lanh là cái tên khá quen thuộc. Được sản xuất từ sợi cây lanh giúp loại vải này giữ được nguyên vẹn những đặc tính của chất liệu tự nhiên. Quy trình sản xuất vải lanh thường phức tạp và tốn thời gian hơn so với nhiều loại vải sợi thiên nhiên khác nhưng lại có hiệu quả sử dụng rất tốt.
    Vải lanh tạo cảm giác mát mẽ, dễ chịu khi mặc nên đặc biệt rất được ưa chuộng để sử dụng vào mùa đông. Những lỗ thoáng khí siêu nhỏ giúp tăng khả năng thông khí, khả năng thấm hút mồ hôi tốt cho trang phục.

    Vải đũi

    Đem đến cảm giác mát mẻ, thấm hút được yêu thích cho những ngày hè thì không thể không nhắc đến vải đũi. Chất liệu vải xốp, mềm nhẹ mang lại cảm giác mát mẻ, thoải mái cho người sử dụng. Mới nhìn qua, vải đũi và vải thô có cảm giác khá giống nhau, tuy nhiên, vải đủi có phần mềm mại và thoáng khí tốt hơn so với vải thô.

    Vải lụa

    Được biết đến là 1 siêu phẩm trong ngành may mặc từ xa xưa, lụa luôn được xem là một trong những nguyên liệu vải thượng hạng, là hàng hóa giao thương quan trọng của nhiều nước. Lụa được dệt chủ yếu từ tơ tằm tạo nên một chất vải mềm mịn, hơi bóng cho vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng. Từ xa xưa, lụa đã thường được dùng cho những bậc vua chua, quý tộc, là biểu tượng của sự giàu sang và phú quý.

    Vải ren

    Là loại vải thường được dùng may váy cưới, vải ren cũng là cái tên thường gặp trong cuộc sống hàng ngày mỗi người. Không chỉ có váy cưới, khá nhiều trang phục gần đây được kết hợp với vải ren tạo nên sự quyến rũ, mềm mại cho người mặc.

    Vải PE


    Vải PE khá quen thuộc với người dùng nhờ độ bền cao, chất vải mềm mại. Với nhiều ưu điểm vượt trội và giá thành siêu re, ngày nay, vải PE còn được sử dụng thay thế cho nhiều loại vải dệt thủ công.
    Vải PE hầu như không thấm nước và rất nhanh khô, chính nhờ vậy mà việc làm sạch cũng dễ dàng hơn. Cùng với đó, vải PE có màu sắc khá phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhiều sở thihcs khác nhau. Chất liệu cứng cáp, dày dặn giúp vải PE ít bị nhăn, gấp nếp khi sử dụng.

    Vải Chiffon

    Một điều đáng ngạc nhiên là gần đây nhiều xưởng may ưa chuộng việc sử dụng vải Chiffon thay thế cho nhiều loại vải truyền thống khác. Vải Chiffon có khá nhiều loại trong đó quen thuộc nhất là các loại vải Chiffon làm từ sợi polyeste tổng hợp.
    Tuy làm tự nguyên liệu tổng hợp nhưng Chiffon lại cho hiệu ứng rất mềm mại, thoải mái khi mặc. Đồng thời, các loại vải Chiffon rất dễ nhuộm màu và thao tác khi may tạo nên sự đa dạng về màu sắc và kiểu dáng.

    Vải nylon

    Quá thiếu sót khi may mặc mà không nhắc đến vải nylon. Nylon được sử dụng khá nhiều trong may mặc đặc biệt trong các loại quần áo về dệt kim, áo khoác, tất và phụ kiện thời trang.
    Nylon sử dụng trong may mắc giúp tăng độ bền và tính ứng dụng cao cho trang phục. Đặc biệt, vải nylon có mức giá thành rẻ cùng khả năng chống nhăn, chống bám bụi cao giúp tăng tuổi thọ cho sản phẩm. Tuy nhiên, vật liệu nylon gây cảm giác nóng, bí và dính cho người sử dụng. Cùng với đó, nguyên liệu nylon mất thời gian rất lâu để phân hủy, là tác nhân nguy hại đến môi trường.

    Vải tuyết mưa

    Là cái tên mới xuất hiện gần đây nhưng vải tuyết mưa đang dần trở thành loại vải khá được ưa chuộng. Điểm đặc biệt của vải tuyết mưa là khả năng bền màu, co giãn phù hợp tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Độ dày vải vừa phải giúp vải tuyết mưa có tính ứng dụng cao, có thể sử dụng vào nhiều loại quần áo và thời tiết khác nhau.
    Còn rất nhiều loại mà công nghệ hiện đại tạo ra phục vụ cho ngành may mặc thêm phát triển. Tuy nhiên 16 loại vải kể trên vẫn thuộc hàng phổ biến nhất và vẫn dành được nhiều thiện cảm với người dùng. Nếu bạn có thể nắm rõ đặc tính của 16 loại vải kể trên. Việc lựa chọn vải để may các bộ đồng phục sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chúc bạn có những mẫu đồ đẹp với chất liệu vải ưng ý.