Đối tác - Liên kết

Cách trình bày tiểu luận, luận văn khoa học

Thảo luận trong 'Mẹo vặt' bắt đầu bởi khanhly90, 28/2/17.

  1. khanhly90

    khanhly90 Member

    Tham gia ngày:
    12/7/13
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Cấu trúc thường gặp nhất của một tiểu luận, luận văn khoa học gồm 3 phần chính :

    - Phần mở đầu
    - Phần nội dung
    - Phần kết luận

    Ba phần này tạo nên chính văn của tiểu luận hay luận văn khoa học ( từ đây, gọi chung là luận văn khoa học ). Ngoài 3 phần chính, luận văn khoa học còn có thư mục tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục (nếu có)...

    I. Phần mở đầu:

    Phần mở đầu thường bao gồm những nội dung cơ bản sau :

    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Phần này cần giới thiệu bối cảnh chung về lý thuyết cũng như thực tiễn liên quan đến đề tài, tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. Sau đó khẳng định việc nghiên cứu đề tài là có tính cấp thiết nhằm đáp ứng những yêu cầu do tình hình nghiên cứu đặt ra.

    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:

    - Xác định mục đích nghiên cứu gắn với tình hình nghiên cứu chuyên môn của ngành và của bản thân.
    - Nêu những lý do cụ thể, thiết thực, thúc đẩy việc chọn và nghiên cứu đề tài.

    3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

    Phần này nêu dự kiến những đóng góp và ý nghĩa về khoa học ( lý thuyết, nếu có ) sau đó nêu những đóng góp có tính thực tiễn của đề tài.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

    - Xác định rõ đối tượng nghiên cứu của đề tài. Đây thực chất là nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể mà người nghiên cứu coi việc hoàn thành chúng là mục đích cuối cùng.

    - Đồng thời với việc xác định đối tượng nghiên cứu là giới hạn phạm vi nghiên cứu đối tượng đó.

    5. Các phương pháp nghiên cứu đề tài:

    Bao gồm phương pháp luận và các phương pháp cụ thể ( chuyên ngành ).

    - Hai phương pháp luận khoa học chung, trái ngược nhau và thường được dùng nhất là diễn dịch ( đi từ những nguyên lý chung đến kết luận riêng ) và quy nạp ( đi từ những hiện tượng, sự kiện riêng đến kết luận chung ).
    - Ngoài phương pháp luận, mỗi ngành khoa học lại có một hệ thống các phương pháp nghiên cứu riêng, phản ánh trình độ phát triển của nó.

    Ví dụ; phương pháp đặc thù của ngành Ngữ học :

    + Phương pháp thống kê.
    + Phương pháp miêu tả hệ thống.
    + Phương pháp chức năng.
    + Phương pháp so sánh đối chiếu.
    + Phương pháp điền dã.
    v.v...

    6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu đề tài:

    Trong các luận văn khoa học, việc trình bày lịch sử vấn đề giữ một vai trò hết sức quan trọng và mang tính bắt buộc.

    - Người viết phải đưa ra một cái nhìn tổng quát có tính toàn cảnh về những công trình của các tác giả đi trước có liên quan đến đề tài. Cụ thể :

    + Nhìn lại những đóng góp của các tác giả đi trước về phương pháp nghiên cứu cũng như giải pháp cho những vấn đề cụ thể.
    + Nêu giới hạn và những hạn chế của tác giả đi trước về lý thuyết cũng như thực tiễn.

    + Qua việc đánh giá những đóng góp cũng như hạn chế của các tác giả đi trước để làm nổi rõ hơn tính cấp thiết cũng như ý nghĩa của đề tài .

    7. Cấu trúc của luận văn:

    Phần này nêu một cách ngắn gọn: luận văn có bao nhiêu trang, gồm mấy phần, bao nhiêu chương, tên của từng chương, có phụ lục hay không, có bao nhiêu tài liệu tham khảo...

    8. Một số quy ước của luận văn:

    Nếu cần thiết, cuối phần mở đầu, tác giả có thể nêu những quy ước về các ký hiệu, các chữ viết tắt trong luận văn...

    II. Phần nội dung:

    Phần này chiếm vị trí trung tâm của luận văn báo cáo, bao gồm các chương, mỗi chương giải quyết một nhiệm vụ cụ thể trong mục đích chung của luận văn.

    Tuỳ theo dung lượng nghiên cứu, số chương của một luận văn báo cáo thường từ 2 đến 5 chương.

    III. Phần kết luận:

    Trình bày một cách cô đúc các luận điểm, nội dung chính được rút ra từ toàn bộ luận văn, gồm:

    - Các luận điểm lý thuyết ( đối với các luận văn báo cáo cho đề tài nhỏ thì không bắt buộc ).
    - Các giải pháp cụ thể với tư cách là những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn.