Đối tác - Liên kết

Câu lạc bộ Sách và những người bạn!

Thảo luận trong 'Khu vực Hội, Nhóm' bắt đầu bởi phanxipang, 3/5/10.

  1. kiepdamme

    kiepdamme New Member

    Tham gia ngày:
    16/10/10
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    minh rat muon tham gia de gap mat va hoc hoi nhung nguoi ban trong nhatrangclub
    nhung cong viec minh khg cho phep vi tat ca cac buoi toi minh deu ban viec
    neu co gap mat club vao ban ngay cho minh tham gia voi
    hai au 0913400811
    minh la thanh vien moi cua nhatrangclub
     
  2. hoangngocnam

    hoangngocnam New Member

    Tham gia ngày:
    10/1/11
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình là mem mới. Chủ hội cho mình một suất nhé.
    Mình tên Nam.
    0989.707.524
    YH: ngocnaman@yahoo.com
     
  3. phanxipang

    phanxipang New Member

    Tham gia ngày:
    3/5/10
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    [Kinh nghiệm đọc sách]: Sách dạy thành công - Chớ ảo tưởng!

    Rất nhiều những cuốn sách về việc làm sao để đạt đến những thành công chói lọi đang thu hút các bạn trẻ. Bên cạnh những mặt tích cực, nếu không biết tiếp thu một cách hợp lý, những cuốn sách dạng này rất có thể sẽ reo rắc những ảo tưởng nguy hại cho con đường sự nghiệp của teen.

    Thành công cũng có …công thức ?

    Bạn rất dễ dàng tìm được những đầu sách với cái tên rất ấn tượng, kiểu như: Nguyên tắc để thành công, Phép màu để đạt đến đỉnh cao, Bí quyết trở thành doanh nhân vĩ đại, Bản đồ tư duy cho người thống lĩnh, Các nguyên tắc dẫn đầu…

    Tuổi trẻ chưa có cái nhìn sắc sảo về cuộc sống nên rất có thể bạn sẽ lầm tưởng rằng: cứ theo những nguyên tắc trong sách mà hành động thì sẽ thành công! Từ đó các bạn xem nhẹ chuyện học hành, chểnh mảng rèn luyện bản thân. Đây là thái độ giáo điều, lệ thuộc vào sách vở đến mức mù quáng.

    Các cuốn sách dạng này cũng chỉ toàn nhấn mạnh đến thành công chói lọi, đỉnh cao, vĩ đại, rực rỡ…Ngoài khả năng khơi dậy động lực dấn thân thì đây cũng rất có thể là nguyên nhân gây nên chứng “vĩ cuồng”. Bạn luôn tưởng rằng mình là người giỏi nhất, là số một, sinh ra kiêu ngạo, xa cách bạn bè. Một người bình thường cũng hiểu rằng thành công không nhất thiết phải vượt lên trên mọi đối thủ cạnh tranh, không nhất thiết phải là thống soái. Nếu ai cũng là thủ lĩnh thì ai sẽ trực tiếp lao động tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội?! Thành công là một khái niệm rất rộng, ngoài tiền bạc còn phải kể đến uy tín, hạnh phúc gia đình, đóng góp cho xã hội…

    Đồng thời, cái gọi là “công thức” thành công mà các cuốn sách dạng này đưa ra thường cũng rất chung chung, trừu tượng, ví dụ: đi tắt đón đầu, đi trước đối thủ một bước, phải có tầm nhìn xa, quyết định táo bạo…Đây là những kinh nghiệm cuộc sống mà bạn dễ dàng tìm thấy ở bất kể một phương tiện truyền thông nào, từ báo chí đến truyền hình, phát thanh…không có gì mới mẻ, không có điểm riêng.

    Thu Vân, một 9x còn phàn nàn với tôi: “Sách dạy thành công hay dạy mánh khóe? Có những cuốn sách còn dạy chúng ta phải có “mặt dày”, “mượn gươm giết người”, “cảnh giác với tất cả mọi người”…em thật không hiểu nổi!”.

    Hãy tự tìm đường đi cho mình

    Sách dạy thành công đa phần do những người lấy viết lách làm nghiệp nên đa phần nặng về lý thuyết. Để thực sự thấm thía các câu chuyện về thành công, bạn nên tìm sách của chính những người đã làm nên thành công viết ra: Donald Trump – nhà đầu tư bất động sản hàng đầu nước Mỹ, Lý Gia Thành – tỉ phú siêu nhân của Hồng Kông, Chung Ju Yung – người sáng lập tập đoàn Huyndai (Hàn Quốc), Inamori Kazuo – người sáng lập tập đoàn Kyocera (Nhật Bản), Đặng Lê Nguyên Vũ – gây dựng thương hiệu café Trung Nguyên…

    Con đường dẫn đến thành công của họ rất đa dạng, sinh động, không ai giống ai và đều có dấu ấn của những nỗ lực phi thường. Họ phải đối mặt với những thử thách nghiệt ngã nhất. Họ làm việc bằng tất cả sức lực và trí tuệ, lấy công việc làm niềm vui. Họ giàu lòng tự trọng và nhân ái…

    Như vậy, chắc chắn không thể có một “công thức vàng” hay “bản đồ kim cương” nào để bạn đạt đến thành công. Nếu cứ theo một công thức nhất định thì thế giới này ai cũng thành tỷ phú cả rồi, đâu có chuyện chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng quá lớn như hiện nay. Mỗi người sẽ phải tự ý thức bản thân, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu để xác lập con đường đi nào thích hợp nhất với mình.

    Sách chỉ là một “kênh” tham khảo. Thực tế cuộc sống mới chính là trường học rộng lớn. Học tập, lao động và biết nhìn nhận cuộc sống đa chiều sẽ dần tạo ra nền tảng tốt đưa các bạn đến những chân trời tươi sáng trong tương lai.
     
  4. phanxipang

    phanxipang New Member

    Tham gia ngày:
    3/5/10
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    BFC tổ chức tất niên!

    18h00 ngày thứ bảy 22/1, BOOKS&FRIENDS CLUB tổ chức tiệc tất niên tại quán TÂN CẢNH (cách Cầu Dứa 100m). Rất mong mọi người đến dự đông đủ!
    Thân
     
  5. vuisong

    vuisong New Member

    Tham gia ngày:
    19/7/10
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    up cho hội đọc sách ngày càng phát triển nè . Mình rất yêu sách, mình xin một chân nhé .


    CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT &THƯƠNG MẠI TIẾN ĐẠT
    TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THỰC HÀNH SỔ SÁCH KẾ TOÁN TIẾN ĐẠT

    THƯ NGỎ​

    Trung Tâm Thực hành sổ sách kế toán Tiến Đạt chuyên làm dịch vụ kế toán, tư vấn tài chính kế toán, sản xuất phần mềm kế toán, làm dịch vụ kế toán, quyết toán thuế, tư vấn tài chính-kế toán cho các loại hình công ty, doanh nghiệp chuyên nhận dạy thực hành kế toán và lập báo cáo tài chính trên chứng từ thực tế doanh nghiệp thương mại trên excell và trên phần mềm kế toán Fast.

    Mỗi học viên được sử dụng riêng một bộ máy tính và một bộ chứng từ kế toán thực, không phải ghi chép lý thuyết.
    - Nhận đào tào tạo cả cho những người chưa có kiến thức về kế toán thương mại.
    - Giáo trình gồm: (tất cả các chứng từ đều là chứng từ thực tế)
    Hóa đơn mua vào, hóa đơn bán ra, sổ phụ ngân hàng, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, tờ khai thuế GTGT, tờ khai tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp quý. Khuyến khích học viên mang chứng từ thực tế của mình đến thực hành luôn tại lớp.

    - Nội dung học:
    Hướng dẫn viết hoá đơn thuế GTGT.
    Làm tờ khai thuế môn bài, tờ khai thuế GTGT hàng tháng, tạm tính quý, đăng ký MST và kê khai thuế TNCN.
    Vào các loại bảng và sổ kế toán như: Sổ nhật ký chung, Bảng nhập xuất tồn hàng hoá, vật tư, Bảng trích khấu hao TSCĐ, Bảng phân bổ chi phí trả trước,….
    Lên báo tài chính năm gồm có: Bảng cân đối số phát sinh, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, Thuế GTGT được khấu trừ, hoàn lại, miễn giảm, Bản thuyết minh báo cáo tài chính, Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN, Phụ lục chuyển lỗ (nếu có).
    - Sau mỗi khoá học học viên được tư vấn lâu dài các nghiệp vụ kế toán trong thực tế làm việc.
    - Học viên có cơ hội được Công ty giới thiệu việc làm

    - Học phí: 370.000 vnđ/ Thời gian kết thúc khoá học: 1 tháng ( bao gồm tài liệu học ) .
    Ca học: - Buổi sáng : 8 h30 đến 10 h30
    - Buổi chiều : 2h đến 4 h
    - Buổi tối : 7 h đến 9 h
    Các bạn có thể đăng ký học thưọc thử một buổi miễn phí.
    * Kết thúc khoá học, học viên tốt nghiệp loại khá, giỏi sẽ được công ty giới thiệu việc làm và được tặng một đĩa CD bao gồm phần mềm kế toán Excell, các tài liệu chắt lọc mang tính thực tiễn cao. Được cài đặt miễm phí phần mềm kế toán Fast, Khsoft, Misa vào máy tính cá nhân của học viên . Học viên học xong sẽ được cấp giấy chứng nhận đã được đào tạo qua lớp thực hành kế toán tổng hợp ( báo cáo thuế, quyết toán thuế và sử dụng phần mềm kế toán fast, excell trên chứng từ thực của doanh nghiệp )

    Địa chỉ liên hệ: TRUNG TÂM THỰC HÀNH SỔ SÁCH KẾ TOÁN VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM TIẾN ĐẠT.
    10/27 Phú Xương, Phường Vĩnh Hải, TP Nha Trang ( đối diện Cổng Làng SOS có đường bê tông đi thẳng vào Trung tâm )
    Tell / Fax: 058.6257378
    Mobile: 0906.268.035/0987.224.267
    Email :tiendat.tien@gmail.com
     
  6. huuthambk

    huuthambk New Member

    Tham gia ngày:
    7/5/10
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Up cho mọi người tham gia nào.
     
  7. phanxipang

    phanxipang New Member

    Tham gia ngày:
    3/5/10
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mỗi ngày một bài viết ý nghĩa!

    Tình hình là hiện nay khá bận rộn với công việc nên không có nhiều thời gian để chia sẻ kiến thức với mọi người nên xin mạn phép dành topic này để đăng tải các bài viết hay và bổ ích xét theo quan điểm cá nhân theo phương châm: MỖI NGÀY MỘT BÀI VIẾT Ý NGHĨA. Rất mong nhận được ý kiến giao lưu, trao đổi của mọi người!
     
  8. phanxipang

    phanxipang New Member

    Tham gia ngày:
    3/5/10
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    [Thơ]: Thực phẩm kỵ nhau

    Trong lúc chế biến thức ăn, có thể chúng ta không để ý hoặc chưa hiểu hết về tác hại của những loại thức ăn tương phản rất thông thường nhưng nguy hiểm. Các lương y và đầu bếp nổi tiếng của Trung Quốc đã khuyên các bà nội trợ, đặc biệt hết sức lưu ý đến các loại thức ăn này, nếu ăn cùng một lúc với nhau sẽ tạo ra độc tố có hại cho sức khỏe, thậm chí gây tử vong nếu không kịp thời cứu chữa.

    1. Mật ong, sữa, sữa đậu nành
    Ăn cùng tắc tử đề phòng mau mau

    2. Thịt gà, kinh giới kị nhau

    3. Ba ba ăn với rau sam
    Bụng đau quằn quại khó toàn vẹn thân

    4. Vitamin C (*) chớ có tham
    Nấu cùng ốc, hến, tôm, cua, nghêu, sò
    Chẳng may ăn phải vài giờ
    Chúng tạo chất độc bảng A chết người

    (*): Không nấu chung các loại nhuyễn thể với những thức ăn giàu Vitamin C

    5. Gan lợn, giá đỗ nực cười
    Xào chung mất sạch bổ tươi ban đầu

    (Món này ngày trước mẹ mình hay làm cho mình ăn!)

    6. Thịt dê ngộ độc do đâu
    Chỉ vì dưa hấu xen vào bữa ăn

    (=> Nhớ đừng ăn dưa hấu tráng miệng sau khi ăn thịt dê nghen!)

    7. Động kinh chứng bệnh rành rành
    Là do thịt lợn rang chung ấu tàu

    8. Thịt gà, rau cải có câu
    Âm dương khí huyết thoát vào hư vô

    9. Cải thìa, thịt chó xào xô
    Ăn vào đi tả hôn mê khôn lường

    10. Chuối tiêu, khoai môn phiền hà
    Ruột đau quặn lại như là dao đâm

    11. Đường đen với sữa đậu nành
    Đau bong tháo dạ hoành hành suốt đêm

    12. Nôn mửa bụng dạ không yên
    Là do hải sản ăn liền trái cây

    (=> Nhớ đừng ăn trái cây tráng miệng sau khi ăn hải sản nghen!)

    13. Nước chè, thịt chó no say
    Thường xuyên như thế có ngày ung thư

    14. Khoai lang, hang mận ăn vô
    Dạ dầy viêm loét tổn thương tá tràng

    15. Chuối hột ăn với mật đường
    Bụng phình, dạ trướng dọc đường phân rơi

    16. Trứng vịt lẫn tỏi than ôi
    Ăn vào chắc chết mười mươi rõ ràng

    17. Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh
    Ăn cùng một lúc liên thanh "sấm rền"

    (Liên thanh "sấm rền" là gì ấy nhỉ? ^^)

    18. Quả lê, thịt ngỗng tưởng thường
    Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao

    19.Thịt rắn kỵ củ cải xào
    Ăn nhiều sao thoát lưỡi đao tử thần

    20. Cá chép, cam thảo nhớ rằng
    Trúng độc tức khắc không cần hỏi tra

    21. Ba ba ăn với rau dền
    Trúng độc nguy hiểm chớ nên coi thường
    Tránh cho làng xóm quê hương
    Thức ăn tương phản trăm đường hiểm nguy.

    Bác nào hay ăn nhậu thì chịu khó mà nhớ lấy bí kiếp này để còn phòng thân nhé! ^^
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/11
  9. nguyentrung259

    nguyentrung259 New Member

    Tham gia ngày:
    5/9/10
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chào hội,
    Cho mình tham gia vào Hội này nhé, mình cũng rất thích đọc sách.
    Mình tên là Trung
    SDT 0917239984
    Email: doxuannguyentrung@gmail.com
    Khi nào off thì gọi cho mình nữa nhé !
    Thân chào Hội !
     
  10. phanxipang

    phanxipang New Member

    Tham gia ngày:
    3/5/10
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Vài việc nhỏ làm ta vui!

    Báo The Globe and Mail (Canada) đã chọn ra 30 việc vui vẻ nhất, tất cả đều chỉ là những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống, có lẽ thường ngày bạn không chú ý, nhưng chỉ cần được nhắc lại, bạn sẽ cảm thấy thế giới bỗng trở nên tươi đẹp biết bao. Hạnh phúc chỉ đơn giản là những điều nhỏ bé thế thôi! Mình bổ sung thêm vào danh sách này mấy câu bình luận (để trong cặp dấu ngoặc đơn) và 5 việc nữa cũng thường làm bản thân mình vui vui.

    1. Sờ vào túi áo (hoặc túi quần) mới thay bỗng phát hiện có tiền (mình bỏ vào đây lúc nào ấy nhỉ?).
    2. Lên được chuyến xe hoặc tàu sắp xuất phát.
    3. Người khác đang giữ nút “mở” của thang máy hộ bạn để chờ bạn vào.
    4. Điện thoại đổ chuông, bạn nhấc máy lên thì phát hiện ra đó chính là người mà mình mới nghĩ tới.
    5. Nhờ người khác gãi lưng, người đó ngay lập tức gãi đúng chỗ ngứa nhất.
    6. Bỗng nhiên nhớ ra số điện thoại của người bạn thân nhất hồi bé (phải nhớ xem nó còn nợ mình cái gì không mà đòi ngay mới được!).
    7. Món đồ bạn định mua được giảm giá (thích nhất cái này!).
    8. Bóc nhãn báo giá dán trên sản phẩm một cách sạch sẽ nhanh chóng.
    9. Trên quần áo có vết bẩn, nhưng được tẩy đi rất dễ dàng.
    10. Nhổ được cái gai đâm trên ngón tay.
    11. Nghe tiếng lách tách của thịt nướng ở trên bếp.
    12. Ném rác vào thùng rác một cách cực kỳ chính xác.
    13. Ngỡ hôm nay mới thứ tư, không ngờ đã là thứ sáu (ngày mai là cuối tuần, được nghỉ ngơi rồi!).
    14. Ngồi tán dóc với bạn bè.
    15. Ghép được miếng ghép cuối cùng trong trò chơi ghép hình (Phù! Cuối cùng thì cũng xong rồi!).
    16. Hai chiếc tất bạn rút ra từ máy giặt vừa hay lại là một đôi.
    17. Đập vỏ trứng một cách hoàn hảo.
    18. Nhận được một bức thư, địa chỉ được viết bằng tay (bây giờ người ta giao tiếp qua điện thoại và internet nhiều quá mà!).
    19. Dọn sạch thùng rác trong máy tính (máy tính nhanh hơn hẳn nhỉ?).
    20. Cuối cùng cũng cởi được nút thắt chết.
    21. Thay một tấm ga giường mới sạch sẽ (nhớ đừng ngủ nhiều quá nhé!).
    22. Khi lên máy bay, cả hàng ghế dài chỉ có mình bạn (tha hồ mà thoải mái nhé!).
    23. Uống một cốc nước lạnh trong ngày hè nóng bức.
    24. Sau khi tuyết rơi, bạn là người đầu tiên dẫm chân lên tuyết (cái này hơi khó thực hiện ở Việt Nam nhỉ?).
    25. Ăn món ăn yêu thích do mẹ làm.
    26. Lái xe một quãng đường dài mà không gặp đèn đỏ.
    27. Khi cần ôm, bạn nhận được một cái ôm thật chặt (nhưng đừng ôm chặt quá kẻo nghẹt thở đấy!).
    28. Khi xếp hàng, hàng của bạn là nhanh chóng nhất.
    29. Trong lúc quảng cáo thì đổi kênh, lúc quay lại thì vừa hay chương trình lại bắt đầu (lúc nào cũng thế này chắc các công ty đóng cửa hết quá!).
    30. Phát hiện ra sinh nhật mình năm nay là thứ bảy hoặc Chủ nhật.

    31. Vô tình gặp một quyển sách hay (chẳng khác nào gặp được báu vật!).
    32. Lâu lâu cuối tuần ở nhà giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa.
    33. Xem bộ phim truyền hình mà hôm trước bỏ lỡ (mình cũng thích phim nhưng chẳng mấy khi có thời gian xem!).
    34. Phát hiện thêm một quán ăn ngon.
    35. Thấy người khác vui cười khi nói chuyện với mình.

    Tỡ thì chỉ thế thôi, không biết mọi người thì sao?
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/11
  11. phanxipang

    phanxipang New Member

    Tham gia ngày:
    3/5/10
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Quan niệm về các con số

    Những con số không chỉ đơn thuần dùng để tính toán, theo quan niệm của các người Trung Hoa (Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng), mỗi con số đều mang ý nghĩa. Đôi khi chúng ta thường nghe người ta nói những câu đại loại như: "Số nó thì vậy đành chịu thôi!", "Sống chết có số", "Áo quần, giày dép còn có số huống chi là con người"... Cài này chắc còn phải kiểm chứng lại. ^^

    Số 1 – Số sinh
    Theo dân gian, số 1 là căn bản của mọi sự biến hóa, là con số khởi đầu, luôn đem lại những điều mới mẻ, tốt đẹp, đem tới 1 sinh linh mới, 1 sức sống mới cho mọi người.

    Số 2 – Con số của sự cân bằng
    Tượng trưng là một cặp, một đôi, một con số hạnh phúc (song hỷ) và điều hành thuận lợi cho những sự kiện như sinh nhật, cưới hỏi, hội hè. Số hai tượng trưng sự cân bằng âm dương kết hợp tạo thành thái lưu hay là nguồn gốc của vạn vật. Các câu đối đỏ may mắn thường được dán trước cửa nhà cổng chính vào dịp đầu năm mới.

    Số 3 – Con số thần bí
    Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau, người xưa thường dùng các trạng thái, hình thể gắn với con số 3 như: Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng), Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Vị lai), Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ), Tam đa (Đa phúc, Đa lộc, Đa thọ), Tam tài (Thiên, Địa, Nhân).

    Số 4 – Nhiều quan điểm khác nhau
    Người Trung Hoa thường không thích số 4, nhưng nếu không sử dụng số 4 thì không có sự hài hòa chung, như trong âm dương ngũ hành có tương sinh mà không có tương khắc. Trong dân gian Việt , con số 4 lại được sử dụng khác nhiều, biểu trưng cho những nhận định
    - Về hiện tượng thiên nhiên: Tứ phương (Ðông, Tây, , Bắc). Thời tiết có bốn mùa ( Xuân, Hạ, Thu, Đông). Bốn cây tiêu biểu cho 4 mùa (Mai, Lan, Cúc, Trúc).
    - Về hiện tượng xã hội: Ngành nghề, theo quan niệm xưa có tứ dân (Sĩ, Nông, Công, Thương), về nghệ thuật (Cầm, Kỳ, Thi, Họa), về nghề lao động (Ngư, Tiều, Canh, Mục), về học hành có tứ thi (Ðại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử), tứ bảo của trí thức (Giấy, Bút , Mực, Nghiên). Tứ đại đồng đường (Cha, Con, Cháu, Chít)
    - Về con người: Người ta quan niệm về trách nhiệm của một công dân (Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ).Về đạo đức của con người (Hiếu, Lễ, Trung, Tín). Ðối với phái nữ có tứ đức (Công, Dung, Ngôn, Hạnh). Đối với tâm linh có tứ bất tử (Thần, Tiên, Phật, Thánh), tứ linh (Long, Ly, Qui, Phượng), thói hư tật xấu có tứ đổ tường (Tửu, Sắc, Tài, Khí ), sự sung sướng trong cuộc sống được diễn tả bằng tứ khoái (ăn, ngủ, làm tình, đại tiện).

    Số 5 – Điều bí ẩn (cũng là số sinh)
    Số 5 có ý nghĩa huyền bí xuất phát từ học thuyết Ngũ Hành. Mọi sự việc đều bắt đầu từ 5 yếu tố: trời đất có ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), người quân từ có ngũ đức (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín), cuộc sống có ngũ phúc (Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh), quan hệ con người có ngũ luân (Vua-tôi, Cha-con, Chồng-vợ, Anh-em, Bạn-bè), năm vị vua anh minh thời cổ dại của Trung Hoa được gọi là ngũ đế (Phục Hy, Thần Nông, Huỳnh Đế, Nghiêu, Thuấn). . . Số 5 còn là số vua, thuộc hành Thổ, màu Vàng. Ngày xưa những ngày 5, 14 (4+1=5), 23 (2+3=5) là những ngày vua thường ra ngoài nên việc buôn bán bị ảnh hưởng. Người xưa có câu:
    Mùng năm, mười bốn, hai ba
    Đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn.
    Bây giờ không còn vua nữa nhưng người ta vẫn kiêng cữ đi lại vào ngày này.

    Số 6 & 8 – Con số thuận lợi và vận may
    Số 6 và 8 theo người Trung Hoa thì sẽ đem tới thuận lợi về tiền bạc và vận may cho người dùng nó, vì bên cạnh tục đoán mệnh của con người (số 8 là số phát – mệnh lớn, số 6 là số lộc ), thì lối viết số 8 có hai nét đều từ trên xuống giống kèn loe ra, giống như cuộc đời mỗi con người, càng ngày càng làm ăn phát đạt. Số 6 với 1 nét cong vào thân, ý như lộc sẽ luôn vào nhà.
    Ngoài ra lục giác còn được đánh giá là khối vững chãi nhất. Con ong thường làm tổ theo khối lục giác, Lục căn (Mắt, Mũi, Tai, Lưỡi, Da, Tư tưởng), Lục long, Lục thân (Cha, Mẹ, Vợ, Con, Anh chị, Em). Số 8 còn biểu tượng cho 8 hướng, bát quái, bát âm, bát tiên, bát bửu

    Số 7 – Con số ấn tượng
    Theo đạo Phật số 7 có ý nghĩa là quyền năng mạnh nhất của mặt trời. Những người theo đạo Phật tin rằng trong suốt tháng 7 (âm lịch) tất cả linh hồn trên thiên đường và địa ngục sẽ trở lại dương gian. Con số 7 còn tượng trưng cho sự thành tựu sinh hóa cả vũ trụ không gian là đông,tây, nam, bắc; thời gian là quá khứ, hiện tại, tương lai. Thất bửu (Vàng, Bạc, Lưu ly, Pha lê, Xa cừ, Trân châu, Mã não)
    Thời cổ cho rằng có 7 mặt trời hoạt động xung quanh và chiếu sáng cho trái đất, loài người nhận thức có 7 tầng trời khác nhau, cùng với 7 sắc cầu vồng tạo nên ấn tượng mạnh mẽ của số 7. Số 7 đem lại sức sống cho vạn vật, đem lại ánh sáng và hy vọng cho loài người.

    Số 9 - Biểu trưng cho sức mạnh và quyền uy
    Từ xưa số 9 luôn được coi như là biểu trưng của sự quyền uy và sức mạnh: ngai vua thường đặt trên 9 bậc, vua chúa thường cho đúc cửu đỉnh (9 cái đỉnh) để minh họa cho quyền lực của mình. Trong dân gian số 9 được gắn cho sự hoàn thiện đến mức dường như khó đạt: voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao. Số 9 trong toán học còn được phân tích với rất nhiều lý thú và gắn nhiều với truyền thuyết lịch sử.
    Đặc biệt hơn cả, số 9 được sùng bái, tôn thờ và gấn như trở thành 1 triết thuyết cho các triều đại ở Trung Quốc và Việt Nam từ sự ảnh hưởng của Kinh Dịch là dựa trên thuật luận số. Số 9 đựơc tượng trưng cho Trời, ngày sinh của Trời là ngày 9 tháng giêng, số 9 được ghép cho ngôi vị Hoàng đế. Tất cả các dồ dùng trong cung đình cùng dùng số 9 để đặt tên như Cửu Long Bôi (9 cốc rồng), Cửu Đào Hồ (ấm 9 quả đào), Cửu Long Trụ (cột 9 rồng). Hay cách nói biểu thị số nhiều như Cửu Thiên, Cửu Châu, Cửu đỉnh...
     
  12. phanxipang

    phanxipang New Member

    Tham gia ngày:
    3/5/10
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Truyền thống tư tưởng của Trung Quốc

    Người Hoa thường coi trọng đến sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, đến cách đối nhân xử thế của từng cá nhân và đặc biệt chú trọng đến ý thức tỉnh ngộ của từng con người, do đó trong truyền thống tư tưởng của người Hoa thì “Vô nhân hợp nhất” là chủ đề hay được bàn luận nhất.

    Có thể nói, Trung Quốc có một hệ thống tư tưởng rất hoàn chỉnh đã được hình thành từ mấy nghìn năm nay và có ảnh hưởng sâu sắc đến người dân của họ, mà nòng cốt của hệ thống tư tưởng này phải kể đến: Khổng Tử, Mạnh Tử (đã sáng lập ra tư tưởng Nho giáo); Lão Tử, Trang Tử (đã sáng lập ra tư tưởng Đạo giáo); và tư tưởng Phật giáo. Trong đó, ảnh hưởng đến Trung Quốc nhiều nhất và sâu đậm nhất vẫn là tư tưởng Nho Giáo.

    Khổng Tử

    Khổng Tử (551 TCN - 479 TCN), họ Khâu, tên Trọng Ni, người nước Lỗ. Là một trong những nhà tư tưởng, nhà giáo dục và là người sáng lập ra tư tưởng Nho giáo vĩ đại của Trung Quốc. Tổ tiên của Khổng Tử là dòng tộc cao quý thời Tống quốc, là hậu duệ của Ân Vương Thất. Cha Khổng Tử mất từ khi ông còn nhỏ, sau đó hoàn cảnh gia đình càng ngày càng sa sút. Mặc dù nghèo khổ nhưng ông lại rất quyết tâm học, ông đã từng nói: “三人行,必有我师焉” (Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư), tức “Trong 3 người bất kì cùng đi bộ với nhau, tôi nhất định sẽ tìm ra một điều gì đó của họ để học hỏi” .

    Về sau, ông bắt đầu thu nhập học trò, tổng cộng khoảng hơn 3000 học trò, trong đó có không ít trẻ em thuộc gia đình nghèo khó, và chính ông đã làm thay đổi truyền thống chỉ có con em nhà quý tộc mới đủ tư cách đi học đã được lưu truyền trước đó. Về cuối đời ông có biên soạn cuốn Cổ Thư Tịch, trong đó có lưu giữ rất nhiều những dữ liệu thời cổ đại, và cho đến nay rất nhiều các tác phẩm mà chúng ta được đọc đều do thông qua ông biên soạn.

    Rất nhiều tư tưởng của Khổng Tử cho đến nay vẫn rất giá trị, ví dụ : Khổng Tử làm phong phú nội hàm của từ :”仁”tức “nhân”. Ông cho rằng, “nhân” có nghĩa là phải biết quan tâm đến người khác, nếu những việc gì mà bản thân không thích thì cũng không nên ép người khác làm. Ông còn cho rằng trong việc xử lý quan hệ giữa con người với con người cần phải công nhận sự khác biệt giữa người với người, không nên dùng một chuẩn mực nhất định để đánh giá đối phương, có vậy mới tồn tại một xã hội công bằng và ổn định.

    Trong lĩnh vực giáo dục, ông dùng phương pháp khêu gợi để rèn luyện tính độc lập suy nghĩ của học trò, ngoài việc học những kiến thức trong sách vở ông còn khuyến khích học trò của mình phải có những quan điểm riêng …

    Tư tưởng của ông đã được người sau ghi nhận và đến nay đã trở thành một trong những luồng tư tưởng chủ yếu của người dân Trung Quốc, đồng thời tư tưởng này càng ngày càng được truyền bá rộng rãi đến các nước xung quanh.

    “Tứ Thư Ngũ Kinh” và Tư tưởng Nho Giáo

    Tứ Thư: Thực ra “Tứ Thư” tồn tại từ thời đầu nhà Tần, nhưng lúc đó chỉ chưa tồn tại cách gọi “Tứ Thư” mà thôi. Tứ thư gồm 4 quyển sách: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, và Mạnh Tử.

    Quyển Mạnh Tử là cuốn sách tóm tắt về Tư tưởng chính trị của Mạnh Kha. Còn Đại Học và Trung Dung là hai chương trong “Lễ Kí “, chủ yếu giảng về cách học hỏi và cách sửa chữa những khuyết điểm của bản thân . Đến thời Nam Tống, Chu Hi đem phân khai thành hai cuốn riêng biệt, đồng thời bổ sung chú giải thêm, và kết hợp với Luận Ngữ, hợp thành giáo trình sơ cấp cho những người học Nho Giáo, và lấy tên là “Tứ Thư”.

    # Đại Học vốn chỉ là một chương trong sách Lễ kí (Kinh Lễ sau này), được Tăng Sâm, học trò của Khổng Tử chế hóa thành. Tuy nhiên, nó chỉ thuộc bộ Tứ thư vào thời Tống, với sự xuất hiện cuốn Tứ thư tập chú của Chu Hi. Sách Đại học gồm 2 phần: Phần đầu có một chương gọi là Kinh, chép lại các lời nói của Khổng Tử. Phần sau là giảng giải của Tăng Tử (Tăng Sâm), gọi là Truyện, gồm 9 chương.

    Đại học đưa ra ba cương lĩnh (gọi là tam cương lĩnh), bao gồm: Minh minh đức (làm sáng cái đức sáng), Tân dân (làm mới cho dân. Có khi viết là thân dân, nghĩa là gần gũi với dân), và Chỉ ư chí thiện (dừng ở nơi chí thiện).

    Ba cương lĩnh này được cụ thể hóa bằng 8 điều mục nhỏ (gọi là bát điều mục), bao gồm:
    – Cách vật (tiếp cận và nhận thức sự vật)
    – Trí tri (đạt tri thức về sự vật)
    – Thành ý (làm cho ý của mình thành thực)
    – Chính tâm (làm cho tâm của mình được trung chính)
    – Tu thân (tu sửa thân mình)
    – Tề gia (xếp đặt mọi việc cho gia đình hài hòa)
    – Trị quốc (khiến cho nước được an trị)
    – Bình thiên hạ (khiến cho thiên hạ được yên bình).

    # Trung Dung do cháu nội của Khổng Tử là Tử Tư làm ra cũng trên cơ sở một thiên trong Kinh Lễ. Tử Tư là học trò của Tăng Tử. Tử Tư dẫn những lời của Khổng Tử nói về đạo “trung dung”, tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử.

    Sách Trung Dung chia làm hai phần:

    * Phần 1: từ chương 1 đến chương 20, là phần chính, gồm những lời của Khổng Tử dạy các học trò về đạo lý trung dung, phải làm sao cho tâm được: tồn, dưỡng, tĩnh, sát; mức ở được gồm đủ: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín cho hòa với muôn vật, hợp với lòng Trời.

    * Phần 2: từ chương 21 đến chương 33, là phần phụ, gồm những ý kiến của Tử Tư giảng giải thêm cho rõ ràng ý nghĩa và giá trị của hai chữ trung dung..

    # Luận Ngữ là sách sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của người đương thời. Sách Luận Ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau. Sách Luận Ngữ dạy đạo quân tử một cách thực tiễn, miêu tả tính tình đức độ của Khổng Tử để làm mẫu mực cho người đời sau noi theo.

    # Mạnh tử: Do học trò của Tử Tư (cháu nội Khổng Tử) là Mạnh Kha và các học trò của Mạnh Kha biên soạn. Sách Mạnh Tử gồm 7 thiên, chia làm 2 phần: Tâm học và Chính trị học.

    * Tâm học: Mạnh Tử cho rằng mỗi người đều có tính thiện do Trời phú cho. Sự giáo dục phải lấy tính thiện đó làm cơ bản, giữ cho nó không mờ tối, trau dồi nó để phát triển thành người lương thiện. Nhân và nghĩa vốn có sẵn trong lương tâm của người. Chỉ vì ta đắm đuối vào vòng vật dục nên lương tâm bị mờ tối, thành ra bỏ mất nhân nghĩa.

    * Chính trị học: Mạnh Tử chủ trương “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là quí, quốc gia kế tiếp, vua là thấp nhất). Đây là một tư tưởng rất mới và rất táo bạo trong thời quân chủ chuyên chế đang thịnh hành.

    “Ngũ Kinh” gồm Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư (“Thượng Thư”) , Kinh Lễ (“Lễ Kí”) và Kinh Xuân Thu, 5 bộ điển tịch.

    1. Kinh Dịch: nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái,…

    2. Kinh Thi: sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng.

    3. Kinh Thư: ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.

    4. Kinh Lễ: ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự.

    5. Kinh Xuân Thu: ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa.

    Thời kì Minh Thanh, mỗi lần thi cử đều dựa vào những câu văn trong “Tứ Thư Ngũ Kinh ” để ra đề, thí sinh bắt buộc phải dựa vào cuốn “Tứ Thư ” của Chu Hi để giải thích câu chữ trong bài. Và tất nhiên, “Tứ Thư Ngũ Kinh ” đã trở thành cuốn sách luyện thi quan trọng của các phần tử trí thức. Và cho đến nay, tư tưởng hàm ẩn trong “Tứ Thư Ngũ Kinh ” cũng vẫn còn ảnh hưởng đến con người thời nay .

    Lão Tử
    Lão Tử là người đầu tiên sáng lập ra tư tưởng Đạo Giáo của Trung Quốc (vào giai đoạn cuối của thời kì Xuân Thu). Lão Tử, họ Lý, tên Nhĩ, ông đã từng làm người coi quản thư sách trong triều đình.Tác phẩm của Lão Tử, Đạo Đức Kinh, mặc dù chỉ có hơn 5000 chữ, nhưng có ảnh hưởng rất sâu đậm đến đời sau.

    Lão Tử dùng “道” tức “đạo” để giải thích sự hình thành và diễn biến của vũ trụ, ông cho rằng tư tưởng và hành vi của con người cũng nên tuân theo đặc điểm và quy luật của chữ “đạo”, thuận theo tự nhiên, dùng nhu để trị cương, bởi vì những vật bề ngoài có vẻ yếu mềm nhưng bản chất lại thường rất cứng rắn.

    Về sau Trang Tử đã gánh vác và tiếp tục phát triển tư tưởng của Lão Tử. Trang Tử tên là Chu, ông đã từng làm một quan nhỏ trong Sơn Viên tại Mông Cổ của Tống quốc. Trong tác phẩm của mình ông đã kế tiếp và phát triển quan điểm “道法自然” tức “Đạo Pháp Tự Nhiên” của Lão Tử, chủ trương đem vạn vật bên ngoài và bản thân tương đồng với nhau, hay đem sự sống và cái chết tương đồng với nhau.

    Vì tư tưởng của Lão Tử và Trang Tử có nhiều điểm rất giống nhau cho nên mọi người có thói quen gọi tên: Lão-Trang.

    Tư tưởng Phật Giáo
    Ngay từ triều Hán, sau khi Phật Giáo được hình thành tại Ấn Độ đã được truyền bá vào Trung Quốc. Trong quá trình phát triển tại Trung Quốc Phật Giáo đã không ngừng được Trung Quốc hóa , và có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống tư tưởng Tôn Giáo của người Trung Quốc — Tư Tưởng Phật Giáo.

    Tùy – Đường là thời kỳ Phật Giáo được Trung Quốc hóa phát triển nhất. Cùng với sự thống nhất của quốc gia, sự phát triển vượt bậc về văn hóa và kinh tế của nước nhà, Phật Giáo đã đạt được mức phát triển chưa từng có từ xưa đến nay. Phật Giáo trong quá trình hòa nhập với nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc,đã kết nạp không ít tư tưởng Nho Giáo và Đạo Giáo, hình thành nên một vài Tôn phái Phật Giáo Trung Quốc hóa. Trong đó, Thiền Tông là phái mạnh nhất. Tư tưởng Phật Giáo đươc hình thành đã lấp kín những thiếu sót trong tư tưởng truyền thống và làm phong phú thêm nền văn hóa của Trung Quốc.

    Kiều Tố Uyên
    DHS, Hồ Nam, Trung Quốc
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/4/11
  13. phanxipang

    phanxipang New Member

    Tham gia ngày:
    3/5/10
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Vài suy ngẫm về cuộc sống

    Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật
    Thế cho nên tất bật đến bây giờ!
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc
    Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay!
    (Thích Huyền Vi)​

    Những bài viết này được đăng lên đây hoàn toàn không nhằm mục đích rao giảng để tuyên truyền cho đạo Phật. Chỉ đơn giản vì đọc thấy hay, tâm đắc nên muốn chia sẻ cùng mọi người mà thôi!

    Rất đáng để đọc và suy ngẫm tìm cách sống tốt hơn!

    TRƯỜNG ĐỜI & BÀI HỌC LÀM NGƯỜI


    Luật Nhân-quả là một thuyết khá quen thuộc đối với người Việt, nhưng ở đây tôi muốn đề cập đến một cái nhìn khác.

    Tới bây giờ, nhân quả thường được hiểu như một luật thưởng phạt công bình: "Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ" hoặc "gieo gió gặt bão" v.v... Bởi thế nhiều người đâm ra sợ Luật Nhân quả và nhờ đó mà họ không dám làm ác, vì làm ác sẽ bị quả báo xấu mai sau. Hoặc ngược lại, có người cúng dường bố thí thật nhiều để mai sau thọ hưởng phước báo.

    Luật Nhân quả đúng là gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy, nhưng theo tôi nó không phải chỉ là luật thưởng-phạt mà là một luật cần thiết cho sự tiến hoá của con người.

    Cuộc đời là một trường học lớn, gồm đủ mọi lớp từ thấp lên lao, từ mẫu giáo, tiểu học, trung học lên đến đại học. Con người cũng đủ mọi tầng lớp: giàu có, nghèo khổ, hiền lành, hung ác, thông minh, đần độn, v.v... Sinh ra ở đời tức là đã ghi tên và được nhận vào Trường Ðời rồi. Bổn phận của học sinh là phải học giỏi, hiểu nhanh để lên lớp. Nếu lười học, trốn học rong chơi, tâm trí u độn thì sẽ bị ở lại lớp, học đi học lại bài cũ nhiều lần đến khi nào hiểu thì mới được lên lớp. Khi đã học hết tất cả lớp của Trường Ðời rồi thì không cần phải ghi tên học lại làm gì nữa. Ðó là trường hợp của bậc thánh nhân như Đức Phật, Chúa Giesu và các vị Ðạo Sư.
    Mục đích chân chính của người đời là phải học hỏi để hiểu và tiến hoá đến mức toàn thiện. Bài học cao quý nhất cần phải hiểu là bài học "thương yêu". Thương yêu chính mình và kẻ khác. Danh từ trong Ðạo Phật gọi là từ bi. Nhưng thương yêu cũng phải biết cách, không nên thương yêu theo kiểu ái luyến ích kỷ thường tình. Vì vậy cần phải học thêm bài học "hiểu biết" mà danh từ Ðạo Phật gọi là trí tuệ.

    Hiểu biết để thương yêu, thương yêu để có hạnh phúc. Hiểu biết ở đây không phải là loại trí khôn biết về chính trị, kinh tế, thương mại, kỹ thuật, v.v... Nhiều người học giỏi, có bằng cấp cao những bộ môn trên, nhưng để làm gì chứ? Ðể đi làm kiếm ăn, nuôi gia đình hay dùng nó vào việc ích kỷ hại nhân.

    Ở đời, dù giàu hay nghèo, khôn hay dại, ai ai cũng muốn sung sướng hạnh phúc. Quả thì muốn mà nhân thì không biết gieo. Hoặc gieo nhân ác mà cứ muốn quả lành. Tìm hạnh phúc mãi không thấy, chỉ thấy khổ đau. Khổ quá bèn tìm đến Ðạo. Ðạo dạy gì? Dạy Luật Nhân-quả: gieo nhân nào thì gặt quả nấy.

    Ta đau khổ thất tình vì bị người yêu ruồng bỏ, ta đâu có ngờ trong nhiều kiếp trước vì không biết thương yêu ta đã ruồng bỏ người. Là nạn nhân của chiến tranh, nhà tan cửa nát, vợ con thất lạc, ta hận đối phương tàn ác dã man. Ta đâu có nhớ trong nhiều kiếp trước vì không biết thương yêu ta đã tàn sát kẻ địch không gớm tay.

    Nguyên nhân đưa đến khổ đau, không phải hoàn cảnh, không phải người khác, mà chính tự nơi mình. Vì mải chạy theo vật chất, bỏ quên tâm linh, không biết Luật Nhân quả, không học sống thương yêu. Do đó phải chìm nổi lênh đênh trong biển khổ luân hồi, trở đi trở lại Trường Ðời để học đi học lại bài học nhân-quả, bài học thương yêu.

    Có nhiều bậc cha mẹ thương con nhưng không biết dạy con, nuông chiều thả lỏng con cái. Ðưa con đến trường phó mặc cho thầy cô dạy dỗ. Nhưng ở trường học thời nay, người ta chỉ dạy cho có bằng cấp, có nghề trong tay để đi làm kiếm ăn. Chỉ trong Trường Ðời với những bài học sống, bài học cay đắng, bệnh hoạn, tai nạn, khổ đau mới có thể làm con người thức tỉnh về Luật Nhân quả.

    Ngày nay trong giới trí thức khoa học Âu-Mỹ có nhiều người để tâm nghiên cứu về hiện tượng luân hồi tái sinh. Nổi tiếng là bác sĩ Ian Stevenson ở Ðại học Charlottesville (bang Virginia, Mỹ). Qua nhiều năm khảo cứu, điều tra nhiều nước trên thế giới, ông ta đặc biệt chú ý đến những dấu vết bẩm sinh trên thân thể con người. Thí dụ trường hợp của cậu bé Witjeratna Hami ở Srilanka, khi mới sinh ra đã có một bàn tay tàn tật. Vào tuổi biết nói, cậu tiết lộ: "Tôi đã giết vợ tôi với bàn tay này trước khi tái sinh ở đây".

    Người Âu-Mỹ không tin hoặc khó tin chuyện luân hồi nên những sách kiểu như của Stevenson thích hợp với họ vì nó có tính khoa học khảo cứu chứng minh luân hồi có thật. Nhưng đối với người Á Ðông thì thuyết luân hồi không cần phải được chứng minh nữa, vấn đề cần được nói tới là luân hồi hay tái sinh giúp ta hiểu được cái gì? Rút tỉa được bài học gì? Bài học nhân quả dạy ta phải có trách nhiệm trong sự sống của mình qua hành động, lời nói và suy nghĩ. Nếu ta sống vô ý thức, vô trách nhiệm, chỉ biết ích kỷ hại nhân thì phải trở lại Trường Ðời học bài học luân hồi.

    Nếu nói về luân hồi với sự ích lợi của nó thì ta phải kể đến Edgar Cayce (1877-1956), sinh trưởng ở bang Kentucky, Mỹ. Ông ta có tài soi kiếp cho bệnh nhân. Sau khi đi vào giấc ngủ thôi miên, ông đến cõi Trung giới (monde astral) nơi đó có một chỗ ghi chép tất cả số kiếp của loài người trên trái đất (annales akashiques). Chỉ cần đọc trong đó, Cayce biết được và nói cho bệnh nhân hiểu lý do nào trong quá khứ đã đưa đến căn bệnh hiện nay. Ðây cũng tương tựa như Túc mạng thông trong Ðạo Phật. Không những nói rõ nguyên nhân căn bệnh, Cayce còn chỉ cho bệnh nhân cách chữa trị và phần lớn các bệnh nhân đều lành bệnh. Những hồ sơ bệnh án của Cayce, trên 14.000 trường hợp, được tồn trữ tại ARE (Association for Research and Enlightenment) ở Virginia Beach. Thí dụ trường hợp của một phụ nữ bị điếc. Cayce cho hay trong kiếp quá khứ, cô ta đã bịt tai làm ngơ trước lời cầu cứu của kẻ khác. Do vậy trong kiếp này, với bệnh điếc, cô phải tập hiểu nỗi khổ của kẻ khác, không còn bịt tai đóng cửa lòng với những ai đau khổ cầu cứu. Bạn có thể tìm đọc quyển Những bí ẩn của cuộc đời do Nguyễn Hữu Kiệt dịch, nói rõ về những loại nghiệp báo.

    Có đau răng, ta mới hiểu nỗi khổ của kẻ đau răng. Có những người mạnh khỏe, chưa bao giờ bị bệnh nên thấy người khác bệnh thì làm ngơ xem thường. Những người này trong tương lai sẽ bị bệnh tật để cảm nghiệm nỗi khổ của người bệnh. Hiểu được vậy để thương mình và kẻ khác, nhờ đó nghiệp khổ được tiêu trừ. Nhưng nếu không hiểu như thế mà cứ đi chùa cầu an cho hết bệnh thì bài học về bệnh khổ vẫn chưa hiểu và đương nhiên sẽ phải học lại.

    Bệnh khổ là một bài học cần phải hiểu. Không phải chỉ hiểu trên phương diện nghiệp báo thôi mà phải học nghe nữa. Con người có hai phần: thể xác và tâm hồn. Do đó phải học nghe tiếng nói của thể xác và của tâm hồn. Phật tử thường chúc quý Thầy pháp thể khinh an, hoặc tứ đại thường hòa. Thân tứ đại (đất, nước, gió, lửa) đâu phải tự nhiên mà hòa thuận, phần nào ít quá hoặc nhiều quá thì sẽ sinh bệnh.Tu là tập làm chủ thân tâm. Nếu không biết nghe tiếng nói của thân làm sao điều hòa tứ đại? Nếu không biết nghe tiếng nói của tâm thì làm sao hóa giải nội kết? Tứ đại bất hòa, nội kết không giải thì làm sao pháp thể khinh an, thân tâm an lạc được?

    Ðồng ý bệnh khổ là một nghiệp báo, nhưng ai đã tạo ra nghiệp đó, nếu không phải là chính ta?
    *****​

    ÐI TÌM Ý NGHĨA CUỘC SỐNG


    Có bao giờ trong cuộc sống bon chen vội vã hằng ngày, ta dừng lại vài phút tự hỏi mình sinh ra đời để làm gì? Phải chăng để chạy theo sau đồng tiền, danh lợi, địa vị, tình yêu, sắc đẹp, của cải, v.v...? Ðể lập gia đình, sinh con đẻ cái nối dõi tông đường? Ðể gây dựng một sự nghiệp? Ðể tranh đấu cho một lý tưởng chính trị, kinh tế, xã hội, v.v...? Hay để đơn giản đi làm kiếm ăn sống qua ngày như bao nhiêu người khác? Ðể rồi một ngày kia nằm xuống ra đi với hai bàn tay trắng?

    Dừng lại vài phút để tự hỏi hay tự kiểm lại xem cuộc đời mình đang sống đây có ý nghĩa gì không? Mình có hài lòng với những gì đang có và đang sống không? Những cái đó có đem lại cho mình hạnh phúc hay không? Hay mình chỉ làm một kẻ nô lệ, một người máy rô bô mặc cho xã hội vật chất lôi kéo điều khiển.

    Ở đây không bàn đến những người vô thần vô đạo, chủ trương duy vật, sống chỉ để hưởng thụ, chết là hết. Ngay trong Phật giáo, đa số cho rằng sinh ra ở đời để tạo nghiệp và trả nghiệp, vay trả trả vay mãi mãi không ngừng. Quan niệm này đúng chứ không sai, đứng trên luật nhân quả mỗi khi ta cử động, nói năng, suy nghĩ một chút dù chỉ vài giây cũng là tạo nghiệp và như vậy đương nhiên sẽ gặp quả báo tránh sao cho khỏi. Nhưng quan niệm này nếu không khéo có thể khiến cho người ta trở nên thụ động, gặp việc gì cũng đổ tại nghiệp rồi ngồi yên chịu trận.

    Cuộc đời đã lắm khổ đau, sao ta không tìm những quan niệm khác giúp ta lạc quan hơn trong cuộc sống? Ðối với tôi, con người sinh ra ở đời để học hỏi những kinh nghiệm để tiến hóa. Mỗi kiếp sinh ra là một lớp học. Ta có thể chọn học một hoặc nhiều môn, nhưng bài học phải được hiểu và học cho xong mới được lên lớp.

    Ta lấy vợ lấy chồng không phải để thỏa mãn tình cảm nhục dục hay lấp vá cô đơn mà để học thương yêu và sống chung hòa hợp.

    Ta sinh con đẻ cái không phải để tiếp nối giòng dõi hay để nhờ vả khi về già mà là để chính ta tập học làm cha làm mẹ, tập thương yêu dạy dỗ giúp đỡ con cái.

    Ta làm vua hay tổng thống một nước không phải để ăn trên ngồi trốc, bóc lột của dân mà để học thương dân trị nước.

    Ta làm bác sĩ, dược sĩ không phải để có nhiều tiền hay danh vọng mà để học cách giúp đỡ thương yêu bệnh nhân.

    Ta làm bác học, kỹ sư không phải để chế ra những vũ khí máy móc sát nhân hay nô lệ hóa con người mà để đóng góp xây dựng cho cuộc đời bớt khổ về vật chất.

    Ta có thể tiếp tục nói về từng nghề nhưng tóm lại tất cả nghề nghiệp trong đời từ cùng đinh hạ tiện cho đến quý phái sang trọng, không có nghề nào thực sự hơn nghề nào vì nghề nào cũng có giá trị và cùng đóng góp cho sự tiến hóa của nhân loại nếu ta đứng trên quan niệm đời là một trường học tiến hóa.

    Trong kinh Pháp Hoa và Niết Bàn, đức Phật nói tất cả chúng sinh đều có Phật tánh và đều sẽ thành Phật. Vậy nếu nói theo tinh thần Pháp Hoa thì mỗi kiếp sinh ra đời là mỗi kiếp cho ta cơ hội học hỏi để tiến dần đến Phật quả.

    Còn một quan niệm nữa, đó là không phải ai sinh ra đời cũng để tạo nghiệp vay trả trả vay, hoặc để học hỏi tiến hóa. Có những người đã học xong hoặc đã tiến hóa rất xa so với người thường, họ trở lại thế gian hay cõi Ta Bà với một sứ mạng cứu nhân độ thế, hay nói cách khác là giúp nhân loại tiến hóa. Những người này không hẳn phải là những giáo chủ nổi tiếng như Phật, Chúa, Mahomet, Khổng Tử, Lão Tử, v.v... hoặc các vị lama Trulku Tây Tạng mà là những người thường sống ngay bên cạnh chúng ta.

    Ðiều quan trọng cần nhấn mạnh là chúng ta có muốn tỉnh thức để học hỏi tiến hóa hay không? Hay là tiếp tục sống đời vay trả trả vay, sống như những đàn cừu, như những người máy!
    *****​

    HẠNH PHÚC​


    Hạnh phúc là mục đích sống của con người, là điều mà ai cũng muốn tìm. Nhưng ta không thể xác định hạnh phúc là gì vì nó tùy trình độ tiến hóa của mỗi người.

    Nhân loại có thể được xếp thành ba hạng:
    - Hạng thứ nhất là những người còn mê ngủ.
    - Hạng thứ hai là những người sửa soạn thức giấc.
    - Hạng thứ ba là những người đã tỉnh giấc, không còn mê ngủ.

    Hạng thứ nhất, hạnh phúc đối với họ là những cảm giác khoái lạc thuộc về thể xác như ăn uống, thỏa mãn nhục dục. Suốt đời họ lo chạy đi tìm hạnh phúc, nhưng loại hạnh phúc này rất mong manh. Mong manh ở đây không có nghĩa là không có, nó có nhưng không kéo dài được, thoáng có để rồi nhường chỗ ngay cho sự thèm khát khổ đau. Loại hạnh phúc này rất nguy hiểm, đạo Phật thường ví nó như kẻ khát uống nước muối, càng uống càng khát, hoặc như liếm mật trên lưỡi dao, thoáng nếm vị ngọt nhưng bị đứt lưỡi ngay sau đó. Càng đi tìm hạnh phúc lại càng thèm khát và không bao giờ được thỏa mãn. Vì thế hạng người này phải tìm cho nhiều, nhiều tiền, nhiều danh, nhiều sắc, họ sống trong ảo tưởng về số lượng (quantité), nghĩ rằng nếu có nhiều thì mới được thỏa mãn hạnh phúc.

    Ðối với hạng thứ nhì, hạnh phúc thuộc về phẩm (qualité). Ðối tượng hạnh phúc của họ không còn là những thứ thô kệch như vật chất, sắc đẹp thể xác hào nhoáng bên ngoài, họ chú ý về phẩm chất nhiều hơn. Họ vẫn đi tìm khoái lạc cảm giác, nhưng thanh tao hơn, như nghe một bản nhạc hay, ngâm thơ vịnh phú, thưởng thức hương trà, ngắm kiểng cắm hoa, v.v... hoặc đàm luận với bạn bè, hoặc đơn giản được sống bên cạnh người yêu, người thân là họ cảm thấy hạnh phúc rồi. Loại hạnh phúc này thanh tao, sâu sắc và có vẻ lâu bền hơn loại hạnh phúc thứ nhất nhưng nó vẫn còn tùy thuộc vào đối tượng bên ngoài như thơ, nhạc, hoa, trà, cảnh, người, v.v...Và nếu ngày nào đó đối tượng kia mất đi thì hạnh phúc liền biến thành khổ đau.

    Ðối với hạng thứ ba, hạnh phúc không còn tùy thuộc vào đối tượng bên ngoài nữa. Loại hạnh phúc này có thể được xem là hoàn toàn nhất. Hạnh phúc là sự bình an của tâm hồn, là sự tỉnh thức không còn ngủ mê trong đêm tối. Họ sống trong ánh sáng, không còn bóng dáng của chấp ngã lo âu, ham muốn bám víu vào một đối tượng bên ngoài. Họ sống trong hiện tại, bây giờ và ở đây, sống hòa nhịp với cuộc đời và sự sống. Loại hạnh phúc này là một loại sung sướng thứ thật (chân lạc), nó ở ngay trong ta và nó cũng chính là bản chất hay bổn tánh của ta.

    (Các bài viết này lấy từ trang http://www.trisieu.free.fr/)​
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/4/11
  14. superthin

    superthin Active Member

    Tham gia ngày:
    7/8/16
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    96
    Điểm thành tích:
    28
    Nghề nghiệp:
    Webmaster
    Cái câu lạc bộ này im lìm từ lúc nào rồi. Mình lại đào mồ nó lên, ai còn muốn tham gia, vui lòng cho số điện thoại và hoặc/ email vào đây để mình liên hệ thiết lập lại việc đọc sách. Hiện tại mình có và chục cuốn sách khá hay, đọc xong rồi muốn đổi với người khác để phong phú sách đọc hơn. Àh, quan trọng nữa là gặp nhau rồi thì tới thư viện (Nha Trang có 2 thư viện công cộng: thư viện thành phố và thư viện tỉnh) cùng tìm sách đọc.
     
  15. Nhu Huynh Nguyen

    Nhu Huynh Nguyen New Member

    Tham gia ngày:
    21/5/18
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Bài viết bạn sưu tầm “Hạnh phúc” hay nên mình quyết định xin tham gia nhóm.
    Nếu có cafe ọp ẹp mình sẽ tham gia nhé. Người
    Cần Thơ, chuẩn bị đi Nha Trang chơi 1 tuần từ 11-18/6/2018. Tên : Ng Huỳnh Như, Sđt 0901079534