Đối tác - Liên kết

Chơi đĩa than...

Thảo luận trong 'Xóm nhà lá' bắt đầu bởi Anh Ba, 1/12/19.

  1. Anh Ba

    Anh Ba Active Member

    Tham gia ngày:
    16/7/09
    Bài viết:
    760
    Đã được thích:
    70
    Điểm thành tích:
    28
    KÝ ỨC THỜI BAO CẤP
    Chơi đĩa than
    Kể chuyện về thú chơi đĩa than tao nhã mà không kém phần kỳ công để thấy nỗi khao khát cái nguyên thể, mộc mạc như mạch ngầm chảy mãi với thời gian.
    Họa sĩ Quách Đông Phương say đĩa than vì nó không chỉ mang lại một thẩm mỹ lành mạnh, mà còn giúp giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống
    Bác sỹ Trần Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội từ năm 1954-1976 là người rất mê âm nhạc. Ngay trong những năm tháng Mỹ đánh phá ác liệt Hà Nội và miền Bắc, cứ mỗi khi Hà Nội tạm yên bình, ông lại tận dụng chút thời gian rảnh rỗi hiếm hoi để nghe nhạc. Ông có chiếc máy quay đĩa hiệu Gramophone thế hệ 2. Các đĩa nhạc ông yêu thích và thường nghe chủ yếu là của các nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới như: Beethoven, Liszt, Chopin, Robert Schumann, Tchaikovsky... Nhưng ông mê nhất Mozart.
    Đầu thập niên 70 thế kỷ trước, ở phố Mai Hắc Đế (số nhà 110) có một quán cà phê, chủ quán là ông Hùng. Quán này đặc biệt hơn so với các quán khác là có máy quay đĩa. Đó là chiếc máy hiệu Rihonda của Liên Xô cũ và các đĩa hát chủ yếu là của nước ngoài. Không chỉ có đĩa của ca sỹ người Ý Robertino với những bài hát một thời làm say mê thanh niên Hà Nội như: Ave Maria, Torna A Suriento (Trở về Suriento), Mama, Santa Lucia, O sole Mio... mà quán còn có cả đĩa của Elvis Presley, The Beattle, Elton John... Các đĩa hát này do các nước XHCN ấn hành và ông Hùng mua lại của lưu học sinh mang về. Chất lượng cà phê thì không thể sánh được với cà phê “Lâm toét”, cà phê Giảng hay cà phê Hói, song dân mê nhạc uống cà phê là phụ, mà đến để nghe nhạc là chính. Thời đó, có máy quay đĩa vốn không dễ nhưng kiếm được đĩa hát lại càng khó hơn. Vì thế, những người chơi đĩa phải trao đổi với nhau để nghe.
    Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, máy hát và đĩa được mang từ miền Nam ra Hà Nội, đa phần là máy của Nhật. Đĩa nhạc vàng, cải lương, tân cổ giao duyên cũng theo ra. Tuy nhiên, phần lớn là đĩa nhựa. Đĩa nhựa có ưu điểm rẻ, không “ăn kim” như đĩa than, song điểm yếu là nhẹ nên khi quay hay bị trồi lên dẫn đến âm thanh không chuẩn. Mặt khác, âm thanh đĩa nhựa cũng không hay bằng đĩa than nên dân chơi chuyên nghiệp không thích. Cùng với các máy sản xuất tại Nhật, các máy hát của Liên Xô cũng bắt đầu về nhiều. Đĩa hát Amiga (Đông Đức), Melodia (Liên Xô) và Supraphone (Tiệp Khắc) do sinh viên, cán bộ đi học và công tác tại các quốc gia này gửi về ngày một nhiều. Dù đĩa DIHAVINA của Việt Nam (thu âm ở Việt Nam nhưng in ở Tiệp, Liên Xô) đã có trước đó nhưng thời kỳ này mới được người nghe quan tâm. Dân chơi chuyên nghiệp chỉ đổi nhau các loại đĩa hiếm và độc. Giọng hát của Sophia Rotaru, Lili Ivanova (Bungari), Anla Pocachuva (Liên Xô), Karengot (Tiệp Khắc), Dinzit (Đông Đức) cùng với đĩa hát của các ban nhạc nổi tiếng thế giới như: Beegees, Scopion, Barcbara hay anh em nhà Bolan and Bolan... đã cuốn hút giới trí thức yêu nhạc.
    Thập niên 90 khi thấy đĩa than bị đem ra làm xẻng hót rác, hay quẳng ra đường một cách không thương tiếc, ông Trần Hải Đăng, vốn dân nhạc viện, thấy xót nên bắt đầu sưu tập. Ông mê đến mức, nửa đêm có người báo đĩa độc hay máy lạ là vác xe đi ngay. Cho đến nay, bộ sưu tập máy hát và đĩa của ông có thứ hạng trong dân chơi đĩa than ở Hà Nội. Nhạc sỹ Trần Nhật Tân, họa sỹ Quách Đông Phương, đạo diễn điện ảnh Phạm Lộc và rất nhiều người Hà Nội khác cũng đam mê thú chơi này.
    Về kỹ thuật, âm thanh của đĩa than là analog nên rất trung thực trong khi âm thanh CD nghe nịnh tai vì kỹ thuật digital cho phép họ có thể chỉnh sửa khiếm khuyết của âm thanh. Nghệ sỹ Tiến Đạt ví von, âm thanh của đĩa CD giống như cô gái đã qua thẩm mỹ viện, còn âm thanh đĩa than giống như cô gái mặt mộc. Các ca sỹ nổi tiếng thế giới khi làm đĩa than chỉ chọn những bài hay nhất trong số các bài họ đã hát, do vậy nghe đĩa là nghe tinh. Hơn nữa, đĩa than hầu như không bị làm giả.
    Thú chơi cũng lắm công phu
    Năm 1974, ông Đỗ Ngọc Giao sống ở 34 phố Mai Hắc Đế, năm đó, mới học lớp 9 nhưng đã mê đĩa kinh khủng. Máy hát hiệu Tuổi Trẻ (của Liên Xô cũ) không nghe là trùm kín vải vì sợ bụi. Thời đó, nhiều người chơi đĩa thường lấy miếng áo may ô cũ (vì loại áo này 100% là sợi bông) để lau đĩa nhưng ông Giao mua bút vẽ loại mềm nhất làm chổi quét bụi. Không những thế, thỉnh thoảng, ông Giao còn đun nước nóng rồi đánh tan cục xà phòng, chờ nguội rồi cho đĩa vào rửa. Rửa xong, ông xâu sợi chỉ qua lỗ đĩa rồi phơi trong nhà. Phơi ở ngoài sợ bắt bụi. Đĩa có bụi sẽ phát ra âm thanh lạo xạo, không chỉ khiến bực tai mà còn làm kim nhanh mòn hơn. Bụi cũng có thể làm xước đĩa và khi xước, kim dễ bị vấp. Vấp đĩa nhiều lần là đi tong chiếc kim.
    Thú chơi đĩa than không chỉ mang lại cho người đam mê một thẩm mỹ lành mạnh, trong sáng ở trình độ cao mà còn giúp họ giải tỏa được những căng thẳng trong cuộc sống, vốn là sản phẩm của xã hội công nghiệp”. Còn nghệ sỹ Tiến Đạt thì dự đoán: “Rồi sẽ có nhiều người chơi đĩa than hơn vì tìm kiếm sự trung thực và mộc mạc đâu phải dễ...”!
    Thu Hà Nội st

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    ( sưu tầm )

    Phải nói là mình cũng mê nghe nhạc bằng máy quay đĩa (và sưu tầm nữa). Nhất là những máy chạy đèn điện tử chân không.
     
    E71XXX and thanhthuy6r like this.
  2. Anh Ba

    Anh Ba Active Member

    Tham gia ngày:
    16/7/09
    Bài viết:
    760
    Đã được thích:
    70
    Điểm thành tích:
    28
    Hát hộp để chơi đĩa...


    [​IMG]
     
    HuuPhu_66 and E71XXX like this.
  3. Anh Ba

    Anh Ba Active Member

    Tham gia ngày:
    16/7/09
    Bài viết:
    760
    Đã được thích:
    70
    Điểm thành tích:
    28
    Và lôi máy cổ ra test dĩa cũ...

    [​IMG]
     
    E71XXX thích bài này.
  4. trongvang73

    trongvang73 Member

    Tham gia ngày:
    8/7/11
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Chủ yếu 2 đầu cầu hn và sg thấy sôi động, còn nha trang mình chỉ lo ăn là chính, chưa đủ lúa để nghe(nói số đông), mong được giao lưu với bác
     
    Anh Ba thích bài này.
  5. Anh Ba

    Anh Ba Active Member

    Tham gia ngày:
    16/7/09
    Bài viết:
    760
    Đã được thích:
    70
    Điểm thành tích:
    28
    Thực ra, sưu tầm là một chuyện, còn chơi kiểu thưởng thức, là chuyện khác.
    Hàng xưa còn lại, hiếm, nhiều khi có tiền cũng khó tìm, tìm được khó sở hữu, sở hữu được bảo quản bảo dưỡng cũng nhiêu khê, không chỉ đóng tủ gương bỏ vô là xong...
    Còn để nghe, thưởng thức, nhiều người đã sắm nguyên bộ giá cả tỉ bạc vnd để thưởng thức (chưa kể trang bị không gian sắp đặt - thính phòng...)
    Mình chỉ là lão hoài cổ, chơi để nhớ một thời từng nghịch thôi...
     
    trongvang73 and E71XXX like this.
  6. trongvang73

    trongvang73 Member

    Tham gia ngày:
    8/7/11
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Đúng là chỉ còn hoài niệm của thế hệ 6x về trước, bây giờ nhạc số quá hay, tiện dụng và thịnh hành, chắc bác phải có kiến thức audio thâm hậu nhỉ
     
    Anh Ba thích bài này.
  7. Anh Ba

    Anh Ba Active Member

    Tham gia ngày:
    16/7/09
    Bài viết:
    760
    Đã được thích:
    70
    Điểm thành tích:
    28
    Ngược lại, mình là kẻ mù tịt về audio. chỉ nghịch theo sở thích thôi.

    thêm một mái từ thập niên 60 thế kỉ trước :) :

    [​IMG]
     
    HuuPhu_66 thích bài này.
  8. jbngockhoi

    jbngockhoi Active Member

    Tham gia ngày:
    30/9/15
    Bài viết:
    462
    Đã được thích:
    60
    Điểm thành tích:
    28
    Nhớ hồi xưa nhà cũng có 1 cái ! hình như lúc đó mới hoc mẫu giáo trường làng, Dĩa thì thấy ông già đựng cả 1 giỏ, mà đựng bằng cái giỏ lát loại hay xách đi chợ, hình như đếm đâu cỡ 50 cái, đa số là cải lương với hoà tấu, Vậy mà mình chỉ thích nghe mỗi 1 cái dĩa mà đến sau này lớn lên mới biết là của ban kích động nhạc AVT, có hát bài Ba bà đi bán lợn xề ....éc éc ...... rồi sau máy hư đâu có ai sửa, Dĩa thì đem cho mấy bà bán quán cafe về treo lủng lẳng. còn lại thì lấy ném bay bay trong sân. không nghĩ giờ nó lại đắt vậy.