Đối tác - Liên kết

Lịch sử Nha Trang

Thảo luận trong 'Giới thiệu Nha Trang - Khánh Hoà' bắt đầu bởi AnDen, 16/1/08.

  1. AnDen

    AnDen "Trùm Cuối!!!"

    Tham gia ngày:
    16/7/07
    Bài viết:
    4,364
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    63
    Đất Khánh Hoà xưa thuộc bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Sau khi bị Tần, Hán và Chiêm Thành chiếm, Chiêm Thành gọi vùng này là Kauthana...

    Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, chúa Nguyễn bành trướng lãnh thổ phía Nam. Năm 1653, vua Chiêm Thành la Bà Thấm đem quân quấy nhiễu Phú Yên, bị chúa Nguyễn Phúc Tần đánh bại, phải rút về phương nam. Chúa Nguyễn lấy sông Phan Lang làm ranh giới và chia vùng đất mới la Thái Khang và Diên Ninh. Năm 1690, thời chúa Nguyễn Phúc Toàn, Thái Khang đổi là Bình Khang.

    Năm 1742 chúa Nguyễn Phúc Khoát đổi phủ Diên Ninh thành Diên Khánh. Năm 1744, phủ Diên Khánh và Bình Khang gọi là dinh Bình Khang. Năm 1775, quân Tống Phú Hợp của chúa Nguyễn Phúc Thuần, chiếm lại Diên Khánh, Bình Khang. Mùa hè năm 1781, Nguyễn Ánh sai các tướng Tôn Thất Dụ, Tống Phúc Thiêm, Nguyễn Hữu Thuỵ, Châu Văn Tiếp đem 3 vạn quân, 80 tàu chiến, 3 đại chiến thuyền và 3 tàu Bồ Đào Nha theo gió Nồm ra đánh Bình Khang, nhưng bị bộ binh của anh hùng Nguyễn Huệ đánh tan. Quân Nguyễn Ánh tháo chạy về Gia Định

    Đời Gia Long đổi dinh Bình Khang thành dinh Bình Hoà. Năm 1808, dinh đổi thành trấn Bình Hoà.

    Tên gọi tỉnh Khánh Hòa được xác lập vào năm 1832 từ tên trấn Bình Hoà, dưới triều vua Minh Mạng thứ 13; trải qua triều Nguyễn, thời thuộc Pháp, tỉnh lỵ đóng tại thành Diên Khánh, sau đó là dưới chính quyền ngụy Sài Gòn, tỉnh lỵ đóng tại Nha Trang. Thời Pháp thuộc, đồng bào Thượng tại Khánh Hoà tham gia phong trào kháng chiến rất đông và giúp đỡ nghĩa sĩ Cần Vương thiết lập nhiều căn cứ kháng cự tại miền núi. Năm 1887, ông Gia đứng lên khởi nghĩa, lấy nui Vọng Phu làm căn cứ và lập nhiều kho vũ khí trên vùng có đồng bào Thượng sinh sống.

    Trước năm 1975, tỉnh Khánh Hoà có các quận Vạn Ninh, Ninh Hoà, Khánh Dương, Vĩnh Xương, Diên Khánh, Cam Lâm và thị xã Cam Ranh.

    Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 29/10/1975, hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa được hợp nhất thành một tỉnh mới là tỉnh Phú Khánh.

    Ngày 30/3/1977, thị xã Nha Trang được nâng cấp lên thành Thành phố Nha Trang.

    Ngày 28/12/1982, Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 4 đã quyết định sát nhập huyện đảo Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh.

    Ngày 30/6/1989, Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 5 đã quyết định chia tỉnh Phú Khánh thành 2 tỉnh mới là Khánh Hòa và Phú Yên.

    Nằm ở cực Nam Trung Bộ, có tuyến đường quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua; có sân bay Nha Trang, cảng biển Nha Trang, Ba Ngòi, Cam Ranh và đường biển ra hải phận quốc tế thuận tiện, Khánh Hòa thực sự là điểm hội nhập, trung chuyển kinh tế - văn hóa từ bao đời nay của Việt Nam và khu vực Đông Nam á.

    Ngược dòng thời gian, Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa. Các cứ liệu khảo cổ học đã khẳng định ngay từ thời tiền sử, con người đã sinh sống ở đây. ở Hòn Tre trong vịnh Nha Trang từ đầu thế kỷ này, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá của "nền nông nghiệp dùng cuốc". Với việc phát hiện ra bộ đàn đá Khánh Sơn vào tháng 2/1979 trong địa bàn cư trú của tộc người Raglai, cho thấy chủ nhân của bộ đàn đá này đã sinh sống ở đây khoảng giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên.

    Sang thời đại kim khí, ở Khánh Hòa đã phát hiện có nền văn hóa Xóm Cồn (Ba Ngòi, Cam Ranh), cho phép khẳng định nền văn hóa thời đại kim khí có niên đại khoảng gần 4000 năm là nền văn hóa trước văn hóa Sa Huỳnh. Nằm trong địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh, Khánh Hòa có nhiều di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa này như: Diên Sơn (huyện Diên Khánh), Bình Tân, Hòn Tre (Thành phố Nha Trang), Ninh Thân (huyện Ninh Hòa)...

    Khánh Hòa vốn là đất KauThaRa nơi sinh sống của bộ tộc Cau - một trong hai thị tộc chính của vương quốc Chămpa xưa. Hơn thế, nơi đây đã từng là Thánh đô của vương quốc Chămpa, với khu tháp thờ Bà mẹ xứ sở Ponagar - khu Tháp Bà (Nha Trang). Đến nay khu tháp cổ này vẫn sừng sững thách thức cả thời gian, là nơi thể hiện một phong cách kiến trúc tháp Chàm hoàn hảo và hùng tráng. Ngoài Tháp Bà (Nha Trang), ở Khánh Hòa còn có nhiều di tích văn hóa Chămpa như: Bia Võ Cạnh có niên đại khoảng cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III, là tấm bia cổ vào bậc nhất nước ta và khu Đông Nam á; Thành Hời, miếu Ông Thạch, Am Chúa,... Cùng với các di sản văn hóa hữu thể đó là những di sản văn hóa phi vật thể có bản sắc riêng trong dòng văn hóa dân tộc mà tiêu biểu là truyền thuyết về nữ thần Ponagar - Bà Mẹ Xứ sở, là lễ hội Tháp Bà, lễ hội Am Chúa, là điệu múa bóng dâng Bà đã đi vào câu ca:

    "Ai về Xóm Bóng quê nhà
    Hỏi thăm điệu múa dâng Bà còn không?"

    Dấu vết thành lũy Diên Khánh nay còn lưu lại chứng tích một công trình văn hóa vật thể, đã được cha ông ta xây dựng khi bắt đầu hình thành phủ Thái Khang và Diên Ninh trấn giữ vùng Nam Trung Bộ, khai điền, lập ấp, mở rộng bờ cõi cho sự phát triển phồn vinh của dân tộc về phương Nam. Hệ thống đình chùa, miếu mạo khắp các thôn làng trong vùng đất Khánh Hòa vẫn còn lưu giữ để tôn vinh thờ cúng những vị tiền hiền, hậu hiền đã có công giúp nhân dân làm ăn sinh sống. Hệ thống nhà thờ họ của người dân là biểu hiện của nỗi nhớ về cội nguồn quê hương đất nước, chim có tổ, người có tông, mà cùng nhau gìn giữ thanh danh truyền thống cho gia đình, dòng họ của mình, cùng nhau giáo dục làm điều thiện, tránh điều ác, làm rạng rỡ tông danh dòng họ, kẻ hậu sinh luôn nhớ về công đức của các bậc tiền bối. Hệ thống chùa chiền Phật giáo, nhà thờ Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Tin Lành ... trải rộng khắp vùng lãnh thổ Khánh Hòa góp phần giáo dục con người làm điều hay lẽ phải, tránh điều dữ, điều ác, góp phần hoàn thiện con người trong xã hội hướng tới cái "Chân - Thiện - Mỹ ".

    Trân trọng quá khứ và với tấm lòng "uống nước nhớ nguồn", các thế hệ người Việt ở Khánh Hòa luôn nâng niu giữ gìn những di sản văn hóa quí báu của các bậc tiền nhân và sáng tạo nên nhiều giá trị văn hóa mới rất đáng tự hào.

    Khánh Hòa là một trong số ít tỉnh và thành phố trong cả nước củng cố, duy trì được đầy đủ các loại hình nghệ thuật dân tộc như: Nhà hát Tuồng, Đoàn dân ca kịch, Đoàn ca múa nhạc tổng hợp (gồm ca nhạc dân tộc và ca nhạc nhẹ) với nhiều chương trình biểu diễn ở nước ngoài: Lào, Campuchia, Nhật Bản, Thái Lan, Liên Xô (cũ) và phục vụ khách du lịch quốc tế.

    Công tác bảo tồn bảo tàng đã được quan tâm củng cố, hàng trăm hiện vật cổ cách đây hàng nghìn năm đã được sưu tầm, khai quật từ thời kỳ đồ đá (rìu đá) đến thời kỳ văn minh đồ đồng, đồ sắt, đồ gốm cổ. Nhiều hiện vật văn hóa có tính lịch sử trong chiến tranh giữ nước của nhân dân Khánh Hòa đã được giữ gìn trân trọng như những vật báu.

    Hệ thống tượng đài, bia tưởng niệm đã và đang được xây dựng khắp nơi trên đất Khánh Hòa. Biệt thự Cầu Đá, mộ Yersin, Trung tâm Văn hóa tỉnh Khánh Hòa 46 Trần Phú, những công viên tráng lệ, những tượng đài đầy ấn tượng sẽ góp phần vẽ nên bức tranh văn hóa vật thể hoành tráng trên vùng đất Khánh Hòa xinh đẹp, hùng vĩ, thơ mộng và giàu tiềm năng này.

    Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2001-2005 đã đề ra nhiều mục tiêu phát triển văn hoá - xã hội, xây dựng các chương trình, dự án kinh tế trọng điểm, nhằm khai thác tối đa mọi tiềm năng và nội lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu xây dựng Khánh Hòa trở thành một tỉnh phát tiển mạnh trong khu vực.

    NTClub
     
  2. Tran An Nam

    Tran An Nam Moderator

    Tham gia ngày:
    14/10/07
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Từ 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang vẫn là một vùng đất còn hoang vu và nhiều thú dữ của thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh. Chỉ qua hai thập niên đầu thế kỷ XX, bộ mặt Nha Trang đã thay đổi nhanh chóng. Với Nghị định ngày 30 tháng 8 năm 1924 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang trở thành một thị trấn (centre urbain). Thị trấn Nha Trang hình thành từ các làng cổ: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải.

    Thời Pháp thuộc, Nha Trang được coi là tỉnh lỵ (chef lieu) của tỉnh Khánh Hòa. Các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh, Nha Thương chánh, Bưu điện… đều đặt tại Nha Trang. Tuy nhiên, các cơ quan Nam triều như dinh quan Tuần vũ, Án sát (coi về hành chánh, tư pháp), Lãnh binh (coi việc trật tự trị an) vẫn đóng ở Thành Diên Khánh (cách Nha Trang 10km về phía Tây Nam).

    Đến Nghị định ngày 7 tháng 5 năm 1937 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang được nâng lên thị xã (commune). Lúc mới thành lập, thị xã Nha Trang có 5 phường: Xương Huân là phường đệ nhất, Phương Câu là phường đệ nhị, Vạn Thạnh là phường đệ tam, Phương Sài là phường đệ tứ, Phước Hải là phường đệ ngũ.

    Ngày 27 tháng 1 năm 1958, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Nghị định 18-BNV bãi bỏ quy chế thị xã, chia Nha Trang thành 2 xã là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương.

    Ngày 22 tháng 10 năm 1970, Sắc lệnh số 132-SL/NV của chính quyền Sài Gòn lấy 2 xã Nha Trang Đông, Nha Trang Tây và các xã Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, các ấp Phước Hải (xã Vĩnh Thái), Vĩnh Điềm Hạ (xã Vĩnh Hiệp), Ngọc Thảo, Ngọc Hội, Lư Cấm (xã Vĩnh Ngọc) thuộc quận Vĩnh Xương cùng các hải đảo Hòn Lớn, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Tằm tái lập thị xã Nha Trang, tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa. Thị xã Nha Trang chia làm 2 quận: quận 1 và quận 2. Quận 1 gồm các xã Nha Trang Đông, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, các ấp Ngọc Thảo, Ngọc Hội và Lư Cấm thuộc xã Vĩnh Ngọc, ấp Vĩnh Điềm Hạ thuộc xã Vĩnh Hiệp; Quận 2 gồm các xã Nha Trang Tây, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên (kể cả các đảo Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Tằm), ấp Phước Hải của xã Vĩnh Thái.

    Tiếp đó, Nghị định số 357-ĐUHC/NC/NĐ ngày 5 tháng 6 năm 1971 chia thị xã Nha Trang thành 11 khu phố: quận 1 có các khu phố Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Ngọc Hiệp, Vạn Thạnh, Duy Tân; Quận 2 có các khu phố Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phương Sài, Tân Phước, Tân Lập, Phước Hải. Đến Nghị định số 553-BNV/HCĐP/NV ngày 22 tháng 8 năm 1972 đổi các khu phố thành phường. Nghị định số 444-BNV/HCĐP/26.X ngày 3 tháng 9 năm 1974 sáp nhập các đảo Hòn Một, Hòn Cậu, Hòn Đụn, Hòn Chóp Vung, Hòn Đỏ vào phường Vĩnh Hải (quận 1) và Hòn Ngọc vào phường Vĩnh Nguyên (quận 2) thị xã Nha Trang.

    Ngày 2 tháng 4 năm 1975, quân *** giành được Nha Trang - Khánh Hòa. Ngày 6 tháng 4 năm 1975, Ủy ban Quân quản Khánh Hòa chia Nha Trang thành 3 đơn vị hành chính: quận 1, quận 2 và quận Vĩnh Xương.

    Tháng 9 năm 1975, hợp nhất hai quận: quận 1 và quận 2 thành thị xã Nha Trang.

    Ngày 30 tháng 3 năm 1977, theo Quyết định số 391-CP/QĐ của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thị xã Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh Phú Khánh (bao gồm hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hiện nay). Phần đất 7 xã của huyện Vĩnh Xương cũ trước đây là Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương được cắt ra khỏi huyện Khánh Xương sáp nhập vào TP. Nha Trang.

    Quyết định số 54-BT ngày 27 tháng 3 năm 1978 thành lập xã Phước Đồng thuộc TP. Nha Trang.

    Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tái lập tỉnh Khánh Hòa từ tỉnh Phú Khánh cũ, Nha Trang là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa.

    Ngày 22 tháng 4 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 106/1999 công nhận TP. Nha Trang là đô thị loại 2.
    (suu tam)​