Đối tác - Liên kết

Một số bài viết cảnh báo, anh em nên đọc và rút kinh nghiệm!

Thảo luận trong 'Khu điều hành & sinh hoạt' bắt đầu bởi ThangPhan, 26/6/10.

  1. ThangPhan

    ThangPhan Trưởng Ban Từ Thiện

    Tham gia ngày:
    15/4/08
    Bài viết:
    3,671
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    63
    Lừa đảo tung hoành các chợ ảo
    Internet đang trở thành công cụ trực tuyến phục vụ giao thương hữu dụng. Tuy nhiên, những hệ lụy phát sinh từ các vụ lừa đảo trực tuyến đang làm xấu đi hình ảnh của những chợ điện tử Việt Nam.
    Mất tiền oan vì hàng ảo
    Có lịch sử phát triển gần 10 năm, mạng Muare (tiền thân là TTVNOL) được cộng đồng mạng biết đến như là nơi có nguồn hàng đa dạng và giá cả hợp lý. Tuy nhiên, đây cũng được coi là một trong những trung tâm buôn bán xảy ra nhiều vụ lừa đảo trực tuyến.
    Chị Hoa, một thành viên từ những năm 2000 của mạng cho biết, không dưới 2 lần chị bị lừa ở mạng mua bán trực tuyến này. Một lần, nghe lời quảng cáo phấn dưỡng da giá rẻ, người bán ở TP. Hồ Chí Minh, lại thấy có nhiều phản hồi phía dưới chất lượng tốt, chị đặt mua liền một lúc 5 hộp cho cả người thân. Rẻ hơn hàng chính hãng chưa biết được bao nhiêu nhưng khi hàng được giao đến thì... hỡi ôi toàn hàng ***, kém chất lượng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe. Gọi điện người bán khăng khăng là hàng "xịn", nhưng khi đòi hỏi xem hóa đơn nhập hàng thì "lặn" luôn. Vụ đó chị thiệt hại mất hơn 2 triệu đồng.
    [​IMG] Có thể dễ dàng tìm thấy các chủ đề cảnh báo như thế này ở các diễn đàn mua bán trực tuyến (Ảnh chụp màn hình). Sau vụ đó những tưởng chị "cạch đến già", vậy mà vài năm sau khi có việc cần mua điện thoại mới chị lại làm khách của mạng mua bán này. Lần này, người bán rao bán điện thoại Nokia E71 còn gần như nguyên bảo hành vì mới mua dùng chán nên bán. Tưởng rằng đồ điện tử rõ nguồn gốc xuất xứ lại còn bảo hành chính hãng là yên tâm, kèm theo đó là lời quảng cáo mua bán tại nhà, chị đành mạo hiểm thử mua một lần.
    Giao dịch xong chưa đầy 2 ngày, điện thoại trở chứng liên tục, hết tắt nguồn rồi đến treo máy, chị tá hỏa liên hệ lại với chủ cũ thì thấy số máy không liên lạc được. Cất công quay lại tận nơi thì cay đắng nhận được câu trả lời là nhà cho thuê, khách vừa dọn đi vì hết hợp đồng. Ngậm ngùi cầm chiếc điện thoại hỏng lên hãng bảo hành với niềm an ủi là dù sao cũng được sửa chữa thì kỹ thuật viên tại đây thẳng thừng từ chối bảo hành vì lý do máy bị ngấm nước, phải thay mạch chủ và linh kiện, người dùng tự chịu chi phí. Vậy là chị tan giấc mộng mua hàng trực tuyến giá rẻ.
    Cũng cùng cảnh ngộ như chị Hoa, anh Tuấn, một phóng viên báo điện tử có nhiều kinh nghiệm về mua hàng trực tuyến lại gặp phải một tình huống mất tiền oan trái khác. Vào hẳn website Ebay tại Mỹ để chọn hàng, tìm mua của những thành viên có biểu tượng Powerseller của Ebay (thành viên uy tín, có nhiều phản hồi tốt từ người mua khác), anh chọn cho mình một chiếc laptop Asus Lamborghini đã ao ước từ lâu với giá rất phải chăng.
    Hàng mua xong, tính tổng chi phí anh thấy vẫn rẻ hơn mua ở Việt Nam gần 1.000 USD. Chờ đến ngày nhận hàng, quả nhiên hàng hóa đúng như quảng cáo với đầy đủ thân máy và các phụ kiện cao cấp như quảng cáo trên trang. Tuy nhiên, khi thử bật máy anh phát hiện ra màn hình có vài điểm "chết". Vào được Windows thì loa không lên, máy hoạt động như... phim câm mặc dù chiếc máy thuộc hàng cao cấp có giá hơn 2.000 USD.
    Gần đây nhất có thể kể đến vụ lừa đảo tại diễn đàn di động Handheldvn với sự "cao tay" của kẻ trộm mạng. Bằng thủ đoạn tinh vi, tên Trần Đức Thiện tại Hà Nội đã lập chủ đề giả để bán đấu giá một MTXT Macbook Air. Sau đó, cũng chính Thiện lại gọi vào số máy của một chủ shop khác yêu cầu mua 1 MTXT HP theo hình thức thanh toán chuyển khoản. Đúng ngày đúng giờ, Thiện dùng nick ảo dõng dạc tuyên bố người thắng cuộc Macbook Air và yêu cầu chuyển tiền để chuyển máy với số tài khoản chính là số của người mà Thiện hỏi mua máy HP. Nhận được tiền đầy đủ, không mảy may nghi ngờ chủ hàng đã nhanh chóng chuyển máy và nếu cơ quan chức năng không vào cuộc thì Thiện đã cao chạy xa bay cùng chiếc laptop HP lừa được.
    Thử dạo một vòng quanh các chợ ảo, có thể nhận thấy rất nhiều các phản ánh lừa đảo tại các diễn đàn và chợ điện tử này. Tại các diễn đàn, rất nhiều chủ đề do thành viên lập nên hoặc do ban quản trị khuyến cáo lúc nào cũng nóng hổi bởi lừa đảo xảy ra như... cơm bữa.
    Chợ ảo thành chợ chiều
    Hầu hết các website thương mại điện tử Việt Nam hiện nay đều hoạt động cầm chừng, đó là nhận định chung của các chuyên gia và người dùng có kinh nghiệm về giao dịch trực tuyến tại Việt Nam. Các lý do đưa ra đều khá quen thuộc như hệ thống thanh toán còn yếu, quản lý kém dẫn tới bất lực trước nạn lừa đảo.
    Anh Hải, một cựu quản trị của diễn đàn Muare cho biết :"Mỗi ngày có hàng ngàn chủ đề của các cá nhân được lập mới, quản trị viên mỏng không thể quán xuyến hết được. Mà đó chỉ là bề nổi, còn khi đã lừa đảo, hầu hết các đối tượng rất tinh vi và gian xảo khiến cho ban điều hành không thể xử lý, chỉ còn phụ thuộc vào sự tinh tường của người mua".
    Đó cũng là thực trạng chung cho nhiều mạng TMĐT hiện nay. Với số lượng hàng hóa lớn, rao bán ồ ạt, khó có thể kiểm định được nguồn gốc xuất xứ chứ đừng nói đến chất lượng của mặt hàng rao bán.
    Nhìn qua các site TMĐT như enbac, rongbay, chodientu, vatgia..., có thể thấy nhan nhản các mặt hàng được rao bán với giá thành chênh nhau tới hàng triệu đồng. Lấy ví dụ cùng một điện thoại Nokia E72, có nơi đăng bán chỉ với giá gần 2 triệu đồng (giá chính hãng hơn 7 triệu đồng), nguồn gốc từ Trung Quốc và người bán không rõ danh tính. Khách hàng mua về có gặp trục trặc cũng chỉ biết kêu trời và các điều hành viên của các website này thì... vô can.
    Như trường hợp chị Hoa vừa nêu, cực chẳng đã chị đành ngậm ngùi tuyên bố từ nay phải "sờ tận tay day tận mặt" mới dám mua, cạch không mua hàng trực tuyến nữa. Còn anh Tuấn, may mắn hơn là sau một hồi tốn tiền triệu để gọi sang số điện thoại của người bán bên Mỹ, anh đã thương thảo được trả lại hàng, tuy nhiên sẽ phải chịu phí vận chuyển. "Nhận lại được tiền nhưng tự dưng mất gần chục triệu chỉ để chuyển hàng đi đi lại mà chẳng được dùng", anh chua chát.
    Các thành viên của mạng mua bán trực tuyến giờ đây không còn trông chờ vào sự an nhàn mua hàng bằng click chuột nữa mà đành phải quay lại thời mua hàng trực tiếp, đến tận nơi. Đại đa số đều cho rằng, các mạng mua bán hiện nay đều không an toàn, nếu không gặp người bán quen thì không dám mua.
    Đó là một thực tế đáng buồn sau hơn 10 năm du nhập vào Việt Nam cùng với những hy vọng về một thành công rực rỡ của thương mại điện tử. Chính việc thiếu đi các chế tài quản lý và xử phạt tội phạm trực tuyến cộng với việc các công cụ hỗ trợ khách hàng chưa hoàn chỉnh đã dẫn tới nạn lừa đảo hoành hành. Thực trạng này còn kéo dài thì xem ra thương mại điện tử Việt Nam vẫn chỉ là một giấc mơ xa cho những phiên chợ chiều.

    • Vương Long
     
  2. ThangPhan

    ThangPhan Trưởng Ban Từ Thiện

    Tham gia ngày:
    15/4/08
    Bài viết:
    3,671
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    63
    PHỤC KÍCH 'SIÊU LỪA ĐẢO' CHUYÊN BÁN ĐIỆN THOẠI GIẢ

    Minh Dũng Trinh sát vào cuộc, đường dây siêu lừa bắt đầu lộ diện. Hai đối tượng giao dịch bán điện thoại giả rồ ga thoát khỏi vòng vây trong tích tắc bằng xe “độ” như những kẻ “ăn hàng” chuyên nghiệp.
    Theo dấu ổ nhóm các siêu lừa
    Dân hoạt động chợ “đen” điện thoại trên mạng Internet tại TP.HCM từ lâu đã không còn xa lạ với cái tên Hoàng Bảo, người đang cầm đầu một nhóm chuyên lừa bán điện thoại tại các quận nội thành.
    Như chúng tôi đã đề cập ở bài trước, Bảo sử dụng số điện thoại 0932118xxx để giao dịch trên mạng dưới nhiều tên khác nhau. Mỗi thành viên trong nhóm này có nhiệm vụ “ôm” số điện thoại một vài ngày tùy theo tên trong tin rao bán. Nếu trong tin rao bán để tên nữ, một thành viên nữ trong nhóm cũng đứng ra “phụ trách” giao dịch.
    Vào thời điểm giữa tháng 3, khi thấy thông tin về mình đang bị nhiều “anh em” trong nghề hỏi thăm, nhóm này lập tức khóa số điện thoại thường giao dịch, thay vào đó là sử dụng số điện thoại 0908715xxx.
    Trong vai một sinh viên mới từ quê lên thành phố cần mua Nokia N97, chúng tôi liên hệ với tin rao có số điện thoại liên hệ như đã nói trên, người đăng tin cho biết mình tên Huy, em anh Bảo đồng ý đến điểm hẹn trên đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) giao chiếc Nokia N97 với giá 4,5 triệu. Ngoài N97, Huy cho biết nếu chúng tôi cần, Huy luôn có sẵn hàng Nokia E71, E72, 8800 giá rẻ.

    [​IMG] Siêu lừa tên Huy (bên phải) đang giao hàng cho khách.
    Do đã dự tính từ trước, chúng tôi không ngừng dán mắt vào dòng xe cộ trên đường để quan sát bóng dáng của “siêu lừa”. Khoảng 15h 30 phút hai thanh niên đi xe Attila màu trắng BS: 52S3- 67…lượn lờ nhiều lần trước điểm hẹn trên đường Phan Xích Long để thăm dò..
    Để biết chính xác là người bán, chúng tôi tiếp tục điện thoại kiểm tra. Người thanh niên điều khiển xe máy dừng lại trả lời: “chờ khoảng 20 phút nữa đi bạn, mình đang tới, kẹt xe quá” trong khi chỗ họ đứng cách chúng tôi chưa quá 15 mét (!).
    Khi chuẩn bị ra về do chờ quá lâu, người thanh niên tên Huy chủ động liên lạc lại và xuất hiện sau đó 5 phút tại quán cà phê. Yên xe Attila bật lên, Huy cầm theo 1 hộp đựng điện thoại Nokia N97 và một hộp đựng điện thoại E72. Cầm trên tay chiếc Nokia N97 giả như thật và giao tiền cho Huy, một tốp khác của chúng tôi tiếp tục bám theo 2 “siêu lừa” về tới ổ.
    Sau khi giao dịch lừa thêm một lần nữa tại hẻm Đống Đa, đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh), 2 “siêu lừa” vòng vèo qua nhiều tuyến đường, chúng tạt vào quán cà phê, vượt đèn đỏ bất thình lình, có lúc chạy ngược chiều để cúp cua trong hẻm nhỏ.
    Sau gần 1 giờ lượn phố, nhìn trước ngó sau, 2 “siêu lừa” dừng lại tại một căn phòng trọ trên đường Trần Não, quận 2. Phía trong căn phòng, 3 nam, 1 nữ đang đánh bài ăn tiền. Cả 4 tỏ vẻ vui mừng khi thấy 2 chiến hữu đi chuyến hàng trót lọt.
    Qua tìm hiểu của chúng tôi 2 người trong nhóm này đang làm nhân viên bán hàng của các cửa hàng điện thoại di động trên đường 3/2 và Lý Thái Tổ (quận 10). Người thanh niên xưng tên Huy chỉ mặt 2 người trong nhóm đang đánh bài và nói: “Anh Bảo nhắc ngày mai đến lượt 2 đứa mày đi giao hàng. Tao với thằng M. hôm nay làm 3 “cuốc” (lừa được 3 lần – PV) rồi”.
    Trinh sát “nắn gân” kẻ lừa đảo
    Tưởng chừng chỉ có một đường dây lừa đảo chuyên bán điện thoại giả nhưng trong ngày hôm sau, nguồn tin riêng của VietNamNet báo về hiện có thêm một nhóm lừa đảo khác thường xuyên hoạt động tại quận 10. Nắm trong tay số điện thoại giao dịch với đầu nậu, phóng viên VietNamNet đã lên kế hoạch phối hợp cùng cơ quan chức năng triệt phá.
    Nhận được thông tin, chiều ngày 25/3, trinh sát hình sự đặc nhiệm công an quận 10 đã cùng nhóm phóng viên VietNamNet chạm trán các siêu lừa. Trinh sát được lệnh phải bắt quả tang các siêu lừa. Đúng 15h cùng ngày, người thanh niên xưng tên Minh cho biết địa chỉ giao hàng tại số nhà 284/220 Lý Thường Kiệt, phường 14 quận 10.
    Sau khi chốt chặn tất cả các hẻm thông nhau trong khu vực, trinh sát cho biết: địa chỉ như thông báo là địa chỉ “ma”. Từ lúc chúng tôi xuất hiện ở quán cà phê đầu hẻm 284 Lý Thường Kiệt, có đến 4 đối tượng khả nghi lượn xe qua lại nhiều lần. Trong khi đó, người bán điện thoại tên Minh liên tục gọi điện thoại thông báo đang đến điểm hẹn.
    [​IMG] Nokia N97 thật...
    [​IMG] ...và N97 giả nhìn không khác nhau là mấy ? Khoảng 16h, hai thanh niên khoảng 21-22 tuổi, điều khiển xe máy Jupiter biển số 43S7- 248x bất ngờ đỗ xịch trước mặt chúng tôi. Người ngồi sau cầm hộp Nokia N97 nhớm người định nhảy xuống xe giao hàng. Tuy nhiên, một chiếc xe wave lao qua, người trên xe ra hiệu trong chớp mắt, chiếc Jupiter cũng quay ngoắt đầu phóng mất dạng hướng về quận 11.
    “Lỡ hẹn” với siêu lừa, trinh sát đặc nhiệm cũng đã kịp ghi hình bọn chúng và tập trung truy xét các đường dây lừa đảo trên địa bàn quận 10. VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc khi cơ quan chức năng triệt phá ổ nhóm này.
    Có thẻ bảo hành, tem chống giả..vẫn là hàng dởm
    Về vấn đề trên thân máy điện thoại giả có dán cả tem chống giả, tem của nhà phân phối Nokia FPT, bà Nguyễn Ngọc Trà My - Phụ trách sản phẩm công nghệ của FPT cho biết: “ Hiện nay trên thị trường đang xuất hiện 2 hình thức làm ***, làm giả tem của FPT. Cụ thể: lấy tem thật của máy chính hãng FPT để dán vào máy giả khác và làm hẳn tem ***, tem giả của FPT.
    Theo bà My, trên thị trường điện thoại di động có 2 cấp độ hàng *** và hàng giả. Cấp độ 1 là hàng *** trên 90%, về kiểu dáng, màu sắc, tên thương hiệu, thậm chí cả số series và số imei trên thân máy, tem bảo hành đều trùng khớp với hàng chính hãng.
    Với những mẫu điện thoại này, người tiêu dùng rất khó để nhận biết ngay được nếu không trải qua một thời gian sử dụng. Điển hình là vỏ hộp bên ngoài và bàn phím sẽ nhanh chóng bị xuống màu, rất dễ bị trầy xước, bong tróc, các tính năng tiện ích khác như chụp hình, nghe nhạc…âm thanh không được trong trẻo và rõ nét, âm thanh bị rè.
    [​IMG] Thẻ bảo hành có thể cạo sửa, có thể làm giả.
    Cấp độ 2 là hàng *** khoảng 70- 80% hàng chính hãng, nếu chúng ta để ý kỹ thì sẽ nhận ra ngay, chẳng hạn: tên thương hiệu, thông thường hàng *** sẽ thay đổi hoặc bổ sung một hoặc hai ký tự của tên thương hiệu, ngoài ra các ký tự thể hiện trên bàn phím và giao diện chính khi bật máy lên sẽ không được sắc nét như hàng chính hãng.
    Bà My cũng khẳng định FPT đã nhận được nhiều thông tin về các đường dây chuyên cạo sửa thẻ bảo hành đã hết hạn sử dụng và làm ***, làm giả thẻ bảo hành. Khi nhìn thấy số series, số imei trên máy và thẻ bảo hành khớp nhau người mua dễ dàng mắc bẫy những đối tượng lừa đảo bán hàng giả mà cứ nghĩ mình mua được hàng hiệu giá “hời”.
     
  3. ThangPhan

    ThangPhan Trưởng Ban Từ Thiện

    Tham gia ngày:
    15/4/08
    Bài viết:
    3,671
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    63
    Đường dây siêu lừa bán điện thoại cao cấp rởm

    Đường dây siêu lừa bán điện thoại cao cấp rởm

    10.43am 29-03-2010

    Đánh vào tâm lý hám rẻ của người mua, sau khi sử dụng nhiều tên giả, địa chỉ “ma” rao bán các dòng điện thoại thời trang cao cấp như Nokia N97, E71, E72, 8800…, siêu lừa sẽ gặp các con mồi để trao hàng giả.

    Cư dân mạng ôm hận vì điện thoại giá “hời”

    “Mình đang cần tiền để trang trải một số công chuyện nên bán lại gấp chiếc điện thoại NOKIA N97-32GB, mình xài kỹ nên máy còn mới lắm, còn đầy đủ hộp phụ kiện theo máy đúng hàng chính hãng, máy không có một vết trầy xước gì cả, mấy bạn cứ yên chí, mình bảo đảm là máy còn zin 100%, bộ nhớ của máy lên đến 32GB, bộ nhớ Ram lên đến 128 MB gần như chiếc máy vi tính đa năng, camera 5M tha hồ mà chụp hình xem phim online kết nối GPRS.v.v. Kiểu dáng trượt cảm ứng sành điệu phong cách đầy cá tính. Giá chỉ có 4 triệu 7 thôi. Anh/chị nào muốn sở hữu chiếc điện thoại mới này thì hãy liên hệ nhanh nha vì mình đang cần tiền gấp : 0932118xxx . gặp anh Phúc”.
    Trên đây là đoạn thông tin nguyên văn rao bán Nokia N97 của một người tên Phúc trên website raovat....Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ lý do người này bán giá hời vì “đang cần tiền gấp” như quảng cáo. Nhưng sau khi giao dịch “tiền trao, cháo múc” những người mua đều “ôm hận”.
    Theo lưu trữ tại các website mua bán, rao vặt cùng số điện thoại 0932118xxx thì có thể nhận thấy các đối tượng chuyên rao bán điện thoại giá hời này hoạt động từ khoảng tháng 6/2009. Người bán cho biết rõ cả địa chỉ nhà và tên của mình để khách hàng muốn mua yên tâm giao dịch.
    [​IMG]
    Các siêu lừa rao bán điện thoại giả tràn lan trên mạng
    Cùng một số điện thoại, trong một đoạn tin rao vào ngày 8/1 người bán cho biết mình tên là Tâm Phúc, nếu khách đến mua điện thoại, sẽ hẹn giao dịch tại quận Gò Vấp. Sau đó vài ngày, trong một mẩu tin cũng rao bán Nokia N97 chủ nhân số điện thoại này cho biết tên là Ngọc Kiều. Khi liên hệ mua điện thoại, người nghe máy đều là một phụ nữ giọng miền Trung còn khá trẻ.
    Ngoài ra, chủ thuê bao còn sử dụng hàng loạt cái tên khác để rao bán hàng giả như Tuấn Anh, Thanh Tuấn… Hầu hết thành viên trên các diễn đàn mạng quan tâm đến vấn đề lừa đảo đều cho biết họ nghi ngờ đây có thể là một đường dây chuyên lừa đảo điện thoại giả, có nhiều thành viên, có nguồn cung cấp hàng. Đánh vào tâm lý hám rẻ của người mua, các siêu lừa có thể thay phiên nhau giao dịch tại nhiều quận huyện.

    Anh Đỗ Công Bình (22 tuổi, ngụ Bình Thạnh) là một trong những người may mắn thoát khỏi siêu lừa. Anh Bình kể lại, theo số điện thoại rao bán hàng chúng tôi gặp một người xác nhận có bán và hẹn ra số 5 đường Thành Thái, quận 10 để xem máy và mua. Sau 30 phút chúng tôi có mặt tại số 5 Thành Thái và gọi điện thoại cho người bán thì người này hỏi đi xe màu gì và yêu cầu chúng tôi đứng đầu hẻm số 3 Thành Thái đợi 5 phút sẽ có người mang máy ra.

    Sau khi ngồi đợi bên lề đường hẻm số 3 thì có 2 thanh niên chạy xe wave đến đưa máy cho coi. Khi bán máy cho ai bọn họ cũng nói: "Máy của ông anh đang dùng, mình giao máy giùm". Ngay khi cầm trên tay mình có thể nhận ra ngay đây là chiếc điện thoại giả. Máy nặng hơn máy thật khá nhiều, mặt nhựa trắng dại hơn. Độ sắc sảo của máy là khá ấn tượng và có thể qua mặt được người chưa từng cầm N97. Điểm có thể dễ dàng nhận dạng nhất của chiếc máy giả này là màn hình và giao diện máy rất xấu và mờ. Thẻ đi kèm máy là 1GB.
    Anh Bình yêu cầu đưa cho xem thẻ chính hãng và được đáp ứng, 2 thanh niên còn hướng dẫn cách kiểm tra số Imei trên máy để so với thẻ. Và gắn SIM vào thử gọi. "Khi tôi đang thử thì anh bạn đi cùng lôi điện thoại ra chụp vài tấm hình, lúc này 2 anh thanh niên tỏ vẻ khó chịu, giựt máy lại và nói: "không mua thì thôi, chụp hình làm gì rồi lên xe bỏ đi. Chưa dừng lại, chúng còn quay lại đọc số xe của bạn tôi với thái độ đe doạ. Rất có thể đây là các đối tượng lừa đảo chuyên nghiệp" - Anh Bình cảnh báo.
    Hé lộ đường dây lừa đảo chuyên nghiệp
    Ngay sau khi VietNamNet vào cuộc, anh Phạm Hoàng Thái Dương, giám đốc một công ty phần mềm máy tính tại quận 10 (TP.HCM) cho biết mình cũng là nạn nhân của trò lừa đảo trên.
    Theo tường trình, vào ngày 5/3 do nhu cầu cần mua một chiếc điện thoại có thể chạy trình symbian để nhân viên thực tập của công ty sử dụng, anh Dương vào các trang rao vặt tìm mua.
    Sau khi tham khảo nhiều trang như raovat123.com, raovat.xalo.vn, enbien.com…anh Dương quyết định chọn mua chiếc Nokia N97 vì giá cũng khá “mềm” chỉ 4,7 triệu. Cuộc giao dịch diễn ra chóng vánh ngay trong ngày hôm sau...
    [​IMG]
    Chiếc Nokia N97 rởm được quảng cáo là hàng chính hãng còn bảo hành 10 tháng

    Khoảng 18h ngày 6/3, hai thanh niên dáng vẻ thư sinh đứng trước quán cà phê gần nhà anh Dương ở khu vực chợ Tân Bình. Một người đậu xe máy phía ngoài đường chờ sẵn, người kia bước vội vào quán cà phê để “giao hàng”.
    Nhìn chiếc Nokia N97 mới cáu, còn nguyên hộp có tem chống giả của Nokia, số Imei trùng khớp với phiếu bảo hành, thẻ Club, tem phân phối chính hãng của FPT, anh Dương phấn khởi móc ví trả 4,7 triệu và mời thanh niên này uống ly cà phê. Nhưng viện lý do “em là sinh viên, phải về nhà ôn bài gấp” người thanh niên giới thiệu tên Phúc vội vã quay ra.
    Khi về nhà anh Dương tá hỏa vì chiếc điện thoại đời mới bỗng dưng “cùi bắp”. Camera 5 megapixel cho chất lượng hình mờ nhạt, máy không có các chức năng GPRS, Wifi, GPS… Ngoài ra khi kết nối bằng cổng USB 2.0, máy tính thông báo không thể kết nối, không nhận biết được phần mềm trong điện thoại.
    [​IMG]
    Trên thân máy giả có cả tem chống giả, tem của nhà phân phối FPT, trùng khớp cả số Imei như trong thẻ bảo hành

    Lên mạng gõ số điện thoại người bán chiếc Nokia N97, anh Dương giật mình khi thấy gần 3000 kết quả. Khi liên lạc lại với người bán, anh Dương được trả lời “để em hỏi lại rồi báo anh sau, điện thoại đấy của bạn nhờ em bán giúp”. Sau 30 phút không thấy hồi âm, anh Dương gọi điện lại thì thuê bao kia khóa máy. Ngay cả địa chỉ giao dịch của người bán như đã đăng trên website khi anh Dương tìm đến cũng là địa chỉ “ma”.
    Hiện nay, trên các website thương mại không chính thống có lượng truy cập cao, các siêu lừa đảo thay phiên nhau "làm mưa, làm gió", giao dịch tại nhiều quận TP.HCM. Qua điều tra của VietNamNet, hiện có đến gần 20 số điện thoại chuyên rao bán Nokia N97 giá từ 3,7 triệu đến 6,5 triệu, thực chất đều là trò lừa đảo rao hàng hiệu nhưng bán hàng...lởm.
     
  4. nhatrang

    nhatrang Super Moderator

    Tham gia ngày:
    1/1/08
    Bài viết:
    8,846
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    0
    Copy qua đây một bản cho bà con đề phòng :

    Mấy anh em cẩn thận với một số tên (đều xuất phát từ TPHCM ) với những số điện thoại buôn bán phone cao cấp giá rẻ kiểu này gần đây trên NTC nhé , đừng thấy rẻ mà mờ mắt chuyển hay gởi tiền cho họ trước thì coi như xong phim :

    0908743912
    0985782958
    0906787529
    0909867651
    0933674692
    0908020932
    0908255740
    0906808671
    0909561248
    0909803750
    0909592398
    0937328669
    0909715313
    0908034510
    0903143077
    0974540550
    0938527724
    0983544502
    0902847894
    0936290753
    0908536624
    01224477084
    ........


    Các bạn hãy thử Google mấy số điện thoại này để biết thêm nhé ... anh em nào sưu tầm được thêm thì hãy post vô đây luôn nha .


    Sau thời gian gần đây mấy tên này liên tục post bài bán đủ thứ điện thoại hạng sang đểu như E71 , E72 , N97 , 8800,X6 .v.v. trên NTC để lừa anh em... nhatrang đã dập và cảnh báo liên tục thì mấy ngày nay đã tạm yên ắng trở lại ...! nếu anh em nào gặp những tên này post bài lừa anh em trên NTC thì hãy click vô nút "Báo vi phạm" để anh em BQT kịp thời xử lý để mấy anh em GÀ ham rẻ khộng bị chúng lừa nhé ... Thank all ...
     
  5. Sim QT

    Sim QT New Member

    Tham gia ngày:
    11/3/10
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    nhiu chu~ qua [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]