Đối tác - Liên kết

Mũi Đại Lãnh

Thảo luận trong 'Giới thiệu Nha Trang - Khánh Hoà' bắt đầu bởi NhokLinh, 24/6/08.

  1. NhokLinh

    NhokLinh Member

    Tham gia ngày:
    7/4/08
    Bài viết:
    750
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Trên đường thiên lý Bắc Nam, qua miền Trung, bạn qua đèo Cả, con đèo hùng vĩ nằm giữa hai tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa, như một cánh tay Trường Sơn chồm xuống biển Đông ôm lấy một phần biển cả vào lòng. Ở chót mũi cánh tay ấy là mũi Đại Lãnh.

    Người Pháp tìm thấy mũi Đại Lãnh đầu tiên. Varella là người phát hiện vai trò quan trọng của nó trên hải đồ quốc tế. Chính vì thế, trên bản đồ cũ nó được gọi là Cap Varella.

    Từ năm 1890, người Pháp đã xây dựng hải đăng ở đây. Đến năm 1945, xảy ra Đệ nhị thế chiến hải đăng này mới tạm ngừng hoạt động. Chính quyền Sài Gòn trước đây có khôi phục lại hải đăng này vào năm 1961, nhưng sau đó phía Đông đèo Cả là căn cứ miền Đông của cách mạng nên công trình bị hủy bỏ.

    Mãi đến tháng 7/1997, hải đăng Đại Lãnh mới được khôi phục từ một đống gạch vụn hoang tàn, đổ nát. Người địa phương quen gọi đây là Mũi Điện bởi đêm đêm ngọn hải đăng tỏa sáng ánh điện định hướng cho tàu thuyền qua lại.

    Bắt đầu từ cảng Vũng Rô, thuyền máy xé sóng trên mặt vịnh êm êm đưa du khách ra mũi Đại Lãnh. Cũng có thể đến được bằng đường bộ, trước đây là đường luồn rừng.

    Con đường mòn nhỏ ấy, bắt đầu từ Bãi Chính (Vũng Rô) phải qua nhiều dốc núi, qua 7 con suối, với đường dài trên 5km. Tương lai có thể ra mũi Đại Lãnh bằng ô tô chỉ 15 phút bằng con đường mới mà tỉnh Phú Yên đang bạt núi xây dựng, được gọi là đường Phước Tân - Bãi Ngà.

    Đó là đường tắt, còn đường biển là đường vòng xa hơn nhưng cũng kỳ thú hơn. Hơn một tiếng rưỡi lênh đênh trên sóng nước, cuối cùng hải đăng mũi Đại Lãnh cũng hiện ra trong mắt bạn. Nó như một trang hiệp sĩ can trường đứng kiêu hãnh trước sóng gió, trên bờ vách núi dựng đứng.

    Dưới chân Mũi Điện hiện ra một bãi biển nhỏ tuyệt đẹp như được ôm trong lòng dãy núi phía sau. Thuyền máy lớn không thể vào bãi được, du khách vào bờ bằng thuyền thúng. Từ dưới bãi có con đường đá dựng ngược treo trên sườn núi đưa du khách lên ngọn hải đăng. Càng lên cao, càng thấy mình như nhỏ bé trước muôn trùng trời biển bao la...

    Theo Người Lao Động, hải đăng Đại Lãnh có một dãy nhà kiên cố, khang trang ***g lộng gió biển. Du khách như tan biến mệt nhọc trên chặng đường vất vả, bởi nụ cười hiếu khách thật niềm nở của các chàng trai gác đèn biển. Họ là những hướng dẫn viên tình nguyện rất dễ thương. Bạn có thể vừa ăn cá nướng mới câu được vừa nghe họ kể chuyện giữa màn đêm xuống dần, lung linh ánh điện từ những thuyền đánh cá, câu mực trên biển.

    Ở mũi Đại Lãnh, biển đêm tuyệt đẹp. Bình minh còn diệu kỳ hơn. Bạn sẽ khó lòng bỏ qua dịp ngắm một bình minh đặc biệt trong đời mình, bình minh ở nơi đất liền xa nhất trên biển.

    Biển ửng hồng lên, rồi rực rỡ khi mặt trời xuất hiện. Trong ban mai, những gành đá dưới chân núi như được khoác lên người tấm áo mới lộng lẫy ánh sáng. Và phía bên kia... bãi biển nhỏ lăn tăn sóng đón du khách chiều qua, yên ả trong xanh, nhìn thấy rõ ràng xuyên xuống đáy như nước mặt hồ cạn.

    Đó là Bãi Môn, một bãi tắm tuyệt vời. Tuyệt vời hơn, khi phía trong bãi cát trong mịn màng như một vòng cung nhỏ, có cả một suối nước ngọt trong vắt. Thiên nhiên khéo ban tặng thêm những món quà, nơi chót núi gặp biển này.

    Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn liên kết với Công ty Du lịch Phú Yên xây dựng một tuyến du lịch ra mũi Đại Lãnh. Du khách được đưa bằng ca nô từ Tuy Hòa ra đây tắm biển, ngủ qua đêm và đón bình minh. Để nhiều người biết hơn về mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên đang có kế hoạch xây dựng nơi này thành một điểm du lịch đặc biệt. Hằng năm sẽ tổ chức ở đây lễ hội đón mặt trời, để du khách có dịp đến nơi đón bình mình sớm nhất trên đất liền của Việt Nam.

    Theo-Ngoisao
     
  2. NhokLinh

    NhokLinh Member

    Tham gia ngày:
    7/4/08
    Bài viết:
    750
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Đón bình minh trên mũi Đại Lãnh

    Mũi Đại Lãnh là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển, nơi đất liền gần hải phận quốc tế nhất và là nơi đón ánh nắng đầu tiên trên đất liền VN.

    Từ TP Nha Trang, vượt gần 100km đến đèo Cả, xe qua khỏi ranh giới Khánh Hòa - Phú Yên (trên đèo) chừng 2km thì rẽ xuống cảng Vũng Rô. Tiếp tục chạy trên con đường trải nhựa mới toanh Phước Tân - bãi Ngà, xuyên qua những rừng dừa thơ mộng, khoảng 12km nữa thì có một nhánh rẽ phải đâm ra biển, chính là mũi Đại Lãnh và một bãi biển tuyệt đẹp bất ngờ hiện ra: bãi Môn.
    [​IMG]
    Bãi Môn và mũi Đại Lãnh thuộc xã Hòa Tâm, huyện Đông Hà, tỉnh Phú Yên. Bãi Môn “bị kẹp” bởi một bên là bán đảo mũi Đại Lãnh, và dãy núi nơi có con đường đã được xẻ dọc chạy về tận Tuy Hòa. Trước đây chưa có con đường nhựa mới làm, muốn ra bãi Môn và mũi Đại Lãnh phải đi đường rừng hoặc đi thuyền. Nếu phải xếp hạng bãi tắm đẹp thì bãi Môn xứng đáng được xếp vào “top” những bãi biển đẹp nhất VN. Cát ở đây mịn màng, màu vàng ngà, thật sạch vì không có nhà dân chung quanh. Bãi tắm cong, thoải dài ra xa nên tắm rất an toàn.

    Đứng từ bãi Môn nhìn lên bán đảo mũi Đại Lãnh, du khách sẽ thấy ngọn hải đăng mũi Đại Lãnh cao chót vót nằm ở đầu mũi của bán đảo. Từ bãi Môn phải mất khoảng 20 phút mới lên đến hải đăng. Một người Pháp tên Varella phát hiện mũi Đại Lãnh, chính vì vậy mà mũi Đại Lãnh còn có tên Cap Varella (mũi Varella).

    Năm 1890, người Pháp xây dựng ngọn hải đăng ở đây. Ngọn đèn biển hoạt động được 55 năm thì ngừng (năm 1945), đến năm 1961 mới hoạt động trở lại, nhưng do vùng Đại Lãnh - Vũng Rô là căn cứ cách mạng, trên biển là nơi tiếp nhận những chiếc tàu không số chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam trong chiến tranh nên hải đăng bị hủy bỏ, đến năm 1997 mới được khôi phục.

    Ngọn hải đăng màu xám, cao 26,5m so với nền tòa nhà và 110m so với mặt nước biển. Bên trong hải đăng là cầu thang gỗ 110 bậc bóng loáng. Hải đăng mũi Đại Lãnh phát tín hiệu ánh sáng đi xa 27 hải lý.

    Leo lên đỉnh hải đăng bạn sẽ thấy cảnh một vùng biển trời bao la. Còn tòa nhà công vụ để các anh “lính hải đăng” ở, làm việc khá rộng rãi. Chúng tôi được những chàng trai canh mắt biển hiếu khách tiếp đón nồng hậu và sẵn sàng “thuyết minh”, kể bất cứ điều gì về ngọn hải đăng, về cuộc sống nơi đây.

    Trong ráng chiều, từ hải đăng, bạn có thể xuống các bãi đá dưới chân hải đăng sâu đến gần 100m để câu cá. Những người lính hải đăng cho biết ở đây có nhiều loài cá, đặc biệt là cá chình biển rất ngon.

    Buổi sáng, ai cũng muốn chứng kiến thời khắc đón ánh nắng đầu tiên trong ngày. Từ 5h, phía biển đã có một khoảng vầng hồng vàng, rồi ông mặt trời từ từ trồi lên tuyệt đẹp. Nhiều người thi nhau chụp ảnh bởi mấy khi bắt gặp khoảnh khắc này.

    (Theo Tuổi Trẻ)
     
  3. vanphong.mis

    vanphong.mis New Member

    Tham gia ngày:
    12/4/09
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nhà tui ở gần mũi Đại Lãnh nè. Bên hông mũi ĐL có Bãi Dài, bãi biển ở đây rất đẹp kéo dài xuống Vịnh Vân Phong - nơi đang quy hoạch xây dựng trạm trung chuyển dầu lớn nhất ĐNA đó:)
     
  4. heocoi

    heocoi New Member

    Tham gia ngày:
    8/2/09
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    đại lãnh có nghĩa là rất lạnh, vì thủy lưu là dòng nứoc lạnh đổ về, cũng có thể là do lòng biển ở đây sâu do gần vũng rô.
    núi và biển địa lãnh được khắc trên Tuyên Đỉnh - 1 trong cửu đỉnh đặt ở hiển lâm cát, kinh thành Huế
     
  5. Kiemthinh

    Kiemthinh New Member

    Tham gia ngày:
    29/6/12
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Bạn vanphong.mis ơi, tụi này trong Biên Hòa, định ra Đại Lãnh chơi, ngày 27 tháng 1, gần Tết. Bạn làm hướng dẫn dùm được không? Xin hậu tạ. Số đt tụi này: 01243133774, Mai và Vũ