Đối tác - Liên kết

Non Nước Vạn Ninh...những điều Bạn Cần Biết....

Thảo luận trong 'Giới thiệu Nha Trang - Khánh Hoà' bắt đầu bởi Lữ Khách NT, 27/5/08.

  1. Lữ Khách NT

    Lữ Khách NT Moderator

    Tham gia ngày:
    14/5/08
    Bài viết:
    1,432
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    38
    Các Bạn Thân Mến!
    Dân ta phải biết sử ta, thiết nghĩ trước khi biết được sử ta chúng ta hãy tìm hiểu lịch sử ở nơi mình sinh ra, lớn lên, sinh sống... Còn người thường tìm kiếm những cái xa vời nhưng lại không nghĩ đến những cái xung quanh ta cũng rất quan trọng rất đáng để học hỏi.
    Là con dân của vùng đất Vạn Ninh, nơi mà người Việt đã đặt nền móng đầu tiên cho công cuộc khai phá Xứ Trầm Hương và con đường Nam tiến... Tôi rất tự hào về điều này, tôi tự hào vì tôi sinh ra ở 1 vùng đất hào hùng, với nhiều danh lam thắng cảnh, với con người hiền hòa chân chất, mến khách...
    Tôi post bài này lên cũng mong muốn rằng các bạn nếu là con dan xứ Vạn có thêm thông tin để tự hào về vùng đất của mình sinh ra và đang sống..mong các bạn góp ý thêm nhé..

    1. NON NƯỚC VẠN NINH:

    - Dãy Tam Phong tục gọi núi Ba Non, nằm phía tây núi Đại Lãnh, chỗ giáp giới hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Sở dĩ gọi là Tam Phong vì có 3 ngọn núi cao chọc trời: ngọn cao nhất là Trấn Sơn (Hòn Giữ, 1.264 thước), thứ nhì là Hoành Sơn (Hòn Ngang, 1.128 thước) và ngọn thứ ba là Hộ Sơn (Hòn Giúp, 1.127 thước).
    - Hòn Tu Hoa cao 728 thước, tên cũ là Hoa Sơn, ở phía tây Tu Bông (Vạn Khánh), xưa nay nổi tiếng là nơi có nhiều gió: “Mưa Đồng Cọ gió Tu Hoa”.
    - Núi Mã Cảnh: phía đông sát biển, phía bắc liền Đèo Cả, hình giống cổ ngựa nên gọi tên thế. Xưa có đường trạm đi qua, nay gọi là đèo Cổ Mã, dài khoảng 2km, phía bắc đèo là xã Đại Lãnh, phía nam đèo là làng Tuần Lễ, Ninh Mã (xã Vạn Thọ).
    - Núi Bồ Đà cao 292 thước, cạnh đó về phía đông có núi Phiên Lê tục danh Dốc Thị là nơi trước đây Tổng trấn Trần Đường đóng quân chống Pháp. Quanh Bồ Đà - Dốc Thị còn nhiều núi cùng chung sơn mạch như phía bắc có Hòn Chùa, phía nam có núi Quán. Trên những ngọn núi này xưa kia có nhiều thiền sư đến lập chùa tu hành.
    - Núi Đá Đen cao 611 thước, gọi tên theo màu sắc của đá. Trên núi có dấu tích thành lũy của Chiêm Thành, tục gọi là Thành Hời, trải rộng từ núi Đá Đen đến giáp Quốc lộ 1A, cách thị trấn Vạn Giã về phía nam khoảng 11 cây số (dốc Đá Trắng). Dưới chân núi có Láng Chu, Láng Nhớt, Giếng Tiên, Chín Cụm và một cánh đồng rộng gọi là đồng Xuân Sơn.
    - Sông Tô Hà, nay thường gọi là sông Tu Bông, phát nguyên từ vùng núi Tu Hoa, Đồng Cọ chảy qua Tu Bông xuống vịnh Trâu Nằm đổ ra vịnh Vân Phong. Về phía thượng lưu có đập ngăn nước: Đập Sổ.
    - Sông Bình Sơn, thường gọi là suối Bình Trung, phát nguyên từ Hòn Giúp chảy qua Tứ Chánh, Trung Dõng, Bình Trung rồi đổ ra vịnh Vân Phong.
    - Sông Vạn Giã, tục danh là sông Hầu, có hai nguồn từ vùng núi Tam Phong, một nguồn từ Hòn Chảo chảy qua Hiền Lương hợp lưu đổ ra Cửa Giã chảy vào vịnh Vân Phong.
    - Vạn Ninh có vịnh Vân Phong rộng lớn, chạy từ đèo Cổ Mã theo hướng Đông Nam tạo thành cánh cửa che gió Bắc, dài trên 20 cây số. Trong vịnh có vũng Trâu Nằm ở Tu Bông. Hiện nay có khu du lịch Hòn Ông nổi tiếng. Nằm liền vịnh Vân Phong, trên bán đảo Hòn Gốm có một mũi đất nhô ra biển gọi là Mũi Đôi, cạnh đó cách bờ khoảng 600m có một đảo nhỏ rộng khoảng 20000m2 gọi là Hòn Đầu. Mũi Đôi-Hòn Đầu là một thắng cảnh vô cùng độc đáo trên vùng biển Khánh Hòa, năm 2005 đã được Bộ VH-TT xếp hạng DTDLTC cấp quốc gia. Bãi biển Đại Lãnh nằm về phía bắc thị trấn Vạn Giã 20km, nước trong xanh lấp lánh mây trời, thuyền bè dựa kề san sát. Đây là bãi biển du lịch nổi tiếng của tỉnh nói chung và Vạn Ninh nói riêng. Khu Rạn Trào Xuân Tự (xã Vạn Hưng) là nơi có nhiều bãi san hô như Rạn Trào, Rạn Tướng, Rạn Cụm Mèo… Đây là vùng biển có nhiều loại hải sản quý hiếm đã được chính quyền địa phương thành lập khu bảo tồn.

    Bài vè các lái sau đây của dân ghe bầu giao thương mua bán trên tuyến đường biển Bắc-Nam ngày xưa đã ghi lại khá nhiều địa danh trong hải phận vịnh Vân Phong:
    … CÂY SUNG, BÃI CỎ đà qua
    BẾN ĐÒ, CỒN CẠN, người ta tiếng đồn
    Tiếng đồn HÒN LỚN, HÒN NHỎ, CHÍN KHÔN
    CỨT CHIM, HÒN ĐỎ, đêm hôm ai nhầm
    Xuôi lên một đổi xa tăm
    Vừa ngang BẢY GIẾNG hỏi thăm TRÂU NẰM
    TRÂU NẰM ngoài nước khá thương
    Sóng xô mưa tạt dựa nương tư bề
    TRÀO ĐEN, TRÀO ĐỎ, CON NGHÊ
    CỘT BUỒM đã thấy dựa kề HỒ NA
    ĐỒI MỒI chớn chỡ day ra
    Coi trong CÁT THẮM chạy qua HÒN GẦM
    HÒN GẦM sóng bổ lao xao
    Ngước mặt trông vào BÃI NHỎ, HÒN NGANG
    Thương con nhớ vợ trăm đàng
    Nước mắt hai hàng lụy nhỏ thâm biên
    ĐÁ CHỒNG dừng dựng mọc liên
    Bạt sóng be thuyền đầu nối HÒN DƯƠNG…

    2. ĐỊA DANH:

    Vạn Ninh nằm trên trục Quốc lộ 1A Bắc Nam, phía Bắc tiếp giáp với huyện Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) nối qua đèo Cả (12 cây số), phía Nam chung vách với huyện láng giềng Ninh Hòa vốn là anh em sinh đôi. Trung tâm huyện là thị trấn Vạn Giã nằm giữa hai thành phố Tuy Hòa - Nha Trang, cách chẵn tròn mỗi bên 60 cây số, thật là một sự cân đối thú vị về “con đường thiên lý” giao thương.

    Vùng đất có bề dày lịch sử trên 350 năm này từ xa xưa đã nổi tiếng với hình ảnh “cơm trước mặt cá sau lưng”. Phía Đông nằm dọc theo bờ biển tạo một đường cong ôm tròn vịnh Vân Phong. Phía Tây mở rộng về hướng núi Đá Đen - Hòn Chảo - Hòn Ngang qua những cánh đồng trù phú phì nhiêu. Tất cả tạo nên một vùng cảnh quan riêng biệt với những nhóm đất - cát - đất cát biển - đất mặn để có những dòng nước chè hai và mạch ngọt nguồn uống mát.

    Theo cách hiểu của một số nhà nghiên cứu (khởi đầu là Quách Tấn trong tác phẩm Xứ Trầm Hương), địa danh Vạn Giã nguyên do từ tên hai cửa biển của vịnh Vân Phong hợp lại mà thành.
    Cửa Vạn thuộc bán đảo Đầm Môn, nằm dưới chân bán đảo Bàn Sơn trông ra một hòn đảo lớn nên người xưa gọi là Hòn Lớn (Ngó ra Hòn Lớn ba lần; Thấy anh ở trần trong dạ xót xa; Trở về mua lụa đậu ba; May áo cổ giữa gửi ra cho chàng). Hòn Lớn (tên chữ là Đại Dự) sừng sững che chắn giông bão, tàu thuyền ngư dân, vì thế nên phía sau là nơi rất kín gió. Đầm Môn ngày nay thuộc xã đảo Vạn Thạnh và đã nối với đất liền bằng con đường xẻ cát dài hơn 18 cây số từ Đầm Môn gối đầu với Quốc lộ 1A tại đèo Cổ Mã ở cây số 1372 + 740, đi qua các thôn Tuần Lễ, Xóm Mới, Vĩnh Yên. Đây là con đường “trong mơ trở thành hiện thực” của người dân nối đời ở Đầm Môn. Kinh phí trên 60 tỷ đồng và đã đưa vào sử dụng. Tàu bè ra vào Cửa bằng hai lạch ở giữa Hòn Lớn và hai nhánh núi của bán đảo Bàn Sơn. Lạch phía Đông là lạch Cửa Bé, lạch phía Tây là lạch Cửa Lớn (còn gọi là lạch Cổ Cò).
    Cửa Giã nằm trong đất liền thuộc Vạn Giã ngày nay (kéo dài từ bờ biển xã Vạn Lương đến giáp bờ xã Vạn Thắng), nước sông Hiền Lương chảy ra cửa này, là nơi tấp nập ghe thuyền buôn bán ra vào neo đậu. Cửa Giã ngày nay đã trở thành khu dân cư đông đúc, nhà cửa sầm uất.
    Một cách hiểu khác, theo chúng tôi, đơn giản hơn nhưng có lẽ gần với sự thật hơn: Vạn Giã nguyên thủy nghĩa là làng của những người làm nghề chài lưới (vạn: làng chài dọc theo vịnh biển, cửa sông; giã: nghĩa hẹp : lưới giã, nghề biển trước đây rất phổ biến ở địa phương; nghĩa rộng: chỉ nghề biển nói chung: biển giã). Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn cũng chép: “Quán Vạn Giã: ở huyện Quảng Phước, dân cư trù mật, làm nghề đánh cá, từ khi binh lửa, dân bị điêu tàn”.

    Khi xưa, người dân địa phương cũng như đồng bào ngược xuôi Nam - Bắc vẫn thường gọi một tiếng Giã đơn giản mà vô cùng thân thiết như: đi Giã, về Giã, xuống Giã, ở Giã v.v… Những cái tên: ga Giã, chợ Giã, cửa Giã, trạm Giã… đến nay vẫn tồn tại nơi đầu môi cửa miệng của người dân xứ Vạn.
    Vạn Ninh còn có những địa danh gắn liền với tên đất, tên làng từ thuở xa xưa như: Tu Bông (Gió đâu bằng gió Tu Bông; Thương ai bằng thương cha thương mẹ thương chồng thương con), Tuần Lễ, Vĩnh Yên-Vĩnh Giật; những địa danh ghi dấu một thời Chăm-pa: Mả Tháp, cầu Thành Hời, ga Thành Hời; những cái tên dân gian ngộ nghĩnh: Lỗ Đĩ, Lỗ Lường (Thơ trào phúng của Định Phong: Phải chăng vì giống vì nòi; Trời sanh Lỗ Đĩ, Lỗ Đoi, Lỗ Lường; Làm trai đầu cuống chưa tường; Muốn xem tận mắt tìm đường đến xem), Soi Đê, Đầm Môn, Bảy Giếng (sau này thường bị gọi sai là Bãi Giếng, đi vào ca dao với nghề đầm đăng: Có chồng Bảy Giếng được nhờ; Ngày thời chắp bả tối đánh cờ hơn con; Không lo chi tiền hết gạo còn; Thuyền về tới bến xách con “rau” dài; Cất tiếng kêu bớ gã lái hai; Lại đây em gởi con rau dài cho anh), Hòn Nhọn, Trại Thơm, Lỗ Bùn, Nước Nóng, Đồi Cát Xễ, Mũi Cổ Cò, Đầm Mây, Vũng Trâu Nằm, Hòn Gầm, Ngòi Ông Cộ, Ngã ba Cây Duối, Đèo Dốc Thị, Dốc Đá Trắng…; hoặc những địa danh gợi nhớ đến những năm tháng đau thương mà anh hùng dưới thời Pháp thuộc: Cầu Đúc, Mả Tây, Xe Cháy, Đồn Nhà Đá, Dốc Cây Cờ…
    ...........................................
    Nguồn tư liệu của Nguyễn Man Nhiên
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/6/08
  2. |<aty_luatynh

    |<aty_luatynh New Member

    Tham gia ngày:
    28/4/08
    Bài viết:
    623
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    chaj` lên Mod nhanh nhaz' ;)
     
  3. Lữ Khách NT

    Lữ Khách NT Moderator

    Tham gia ngày:
    14/5/08
    Bài viết:
    1,432
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    38
    Bạn góp ý sai chủ đề của mục này rồi đấy...Thật ra mình cũng chỉ muốn đóng góp cho 4room thôi, chứ làm mob miết mình chả thích..lần sau có trả lời bài hãy trả lời đúng đề tài nhé bạn...Những cái này chỉ cần nói trên southbox là đủ rồi..