Đối tác - Liên kết

Phân tích quy luật hình thành, phát triển Đảng & mối quan hệ với giai cấp công nhân.

Thảo luận trong 'Tư liệu Học sinh - Sinh viên - Giáo viên' bắt đầu bởi Shop_HoaTuoi_NhaLy, 20/5/10.

  1. Shop_HoaTuoi_NhaLy

    Shop_HoaTuoi_NhaLy New Member

    Tham gia ngày:
    24/10/09
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Phân tích quy luật hình thành, phát triển Đảng của giai cấp công nhân và mối quan hệ giữa Đảng *** với giai cấp công nhân?
    * Quy luật hình thành phát triển Đảng của giai cấp công nhân:
    - Chỉ khi giai cấp công nhân đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin thì phong trào cách mạng của nó mới thực sự là phong trào chính trị. Trình độ lý luận đó cho phép công nhân nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong XH, nguồn góc tạo nên sức mạnh và biết tạo nên sức mạnh đó bằng sự đoàn kết, nhận rõ mục tiêu, con đường và những biện pháp giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng cả XH.
    - Phải có chủ nghĩa Mác - Lênin soi sáng giai câp công nhân mới đạt được tới trình độ nhận thức lý luận về vai trò lịch sử của mình. Sự thâm nhập của chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân dẫn đến sự hình thành chính Đangt của giai cấp công nhân.
    - Đảng là sự kết hợp giữa phong trào công nhân với chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong mỗi nước, sự kết hợp ấy là sản phẩm của lịch sử được thực hiện bằng những điều kiện không gian và thời gian nhất định ở các nước nửa thuộc địa trong đó có Việt Nam thì chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào yêu nước thành lập ra Đảng ***.
    - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Thực tiến lịch sử nước ta đã chứng minh rằng CN Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã đến việc hình thành Đảng CSVN vào đầu năm 1930.
    - Sau khi có Đảng CS lãnh đạo, giai cấp công nhân mới chuyển từ giai đoạn đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác.
    *, Mối quan hệ giữa Đảng CS và giai cấp công nhân:
    - Đảng CS là tổ chức cao nhất, tập trung cho trí tuệ và lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc. Có một Đảng chính trị vững vào, kiên
    định, sáng suốt, có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn sẽ giúp cho giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
    - Giai cấp công nhân là cơ sở XH - giai cấp của Đảng, là nguồn bổ sung lực lượng của Đảng, Đảng là đội tiên phong chiến đấu là bộ phận tham mưu của giai cấp công nhân.
    - Giữa Đảng và giai cấp công nhân có mối quan hệ hữu cơ với nhau, không thể tác rời. Những Đảng viên của Đảng CS phải là những người giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và đứng trên lập trường của giai cấp này. Và để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải thường xuyên phấn đấu vươn lên, trưởng thành về các mặt tư tưởng, chính trị, lập trường giai cấp, văn hoá, khoa học công nghệ... Cùng với sự phát triển không ngừng của nền sản xuất công nghiệp hiện đại.
    - Giai cấp công nhân Việt Nam có đầy đủ các yếu tố của giai cấp công nhân hiện đại:
    + Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.
    + Có lợi ích cơ bản đối lập với lợi ích của giai cấp TS.
    + Có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
    + Có hệ tư tưởng riêng, có chính Đảng tiên phong.
    - Và còn những đặc điểm riêng do hoàn cảnh lịch sử tạo ra:
    + Ra đời trước giai cấp TS Việt Nam nên giai cấp Công nhân Việt Nam có điều kiện sớm giữ vai trò lãnh đạo và giành ưu thế khi có Đảng của riêng mình.
    + Phần lớn xuất thân từ nông dân nên giai cấp công nhân Việt Nam đã mang trong mình mối liên minh vơi nông dân.
    + Khi ra đời, trình độ KHKT, tay nghề và mức sống còn thấp vì Việt Nam lúc đó chưa có nền công nghiệp hiện đại, chịu ảnh hưởng nặng nề của SX nhỏ, thủ công.
    + Trong công cuộc đổi mới hiện nay, tuy đã có nhiều thành tựu to lớn, song giai cấp công nhân Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hạn chế, đặc biệt về trình độ văn hoá,
    KHCN và tay nghề chưa tương xứng với yêu cầu đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN.

    Vì là một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế nên giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm cách mạng của giai cấp công nhân nói chung. Mặt khác do ra đời trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam ở những năm đầu thế kỷ XX nên giai cấp công nhân nước ta có những đặc điểm riêng:
    Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, bị ba tầng áp bức bóc lột và kế thừa được truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc.
    Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, sớm được giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin và đồng thời có được sự lãnh đạo của Quốc tế ***, do vậy họ sớm giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình, không bị ảnh hưởng bởi những trào lưu cơ hội của Quốc tế II.
    Giai cấp công nhân Việt Nam sớm có chính đảng của mình. Từ khi có Đảng đến nay, giai cấp công nhân Việt Nam luôn giữ được thống nhất về tư tưởng và lực lượng trong cả nước, giữ vai trò lãnh đạo độc tôn trong cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam.
    Giai cấp công nhân nước ta ra đời và trưởng thành trong điều kiện quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi:
    Quốc tế: Cách mạng tháng mười Nga thành công, sự ra đời của Quốc Tế *** (3/1919), chủ nghĩa cơ hội đã bị đánh bại, do đó giai cấp công nhân Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi những trào lưu tư tưởng cơ hội chủ nghĩa.
    Trong nước: phong trào yêu nước phát triển rất mạnh mẽ, giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng trưởng thành và giữ vai trò lãnh đạo độc lập trong cách mạng Việt Nam.
    Giai cấp công nhân Việt Nam vốn chủ yếu xuất thân từ nông dân, gắn bó chặc chẽ với nông dân, đây là điều kiện thuân lợi để xây dựng, củng cố và phát triển khối liên minh công nông bền vững.
    Giai cấp công nhân Việt Nam còn những mặt hạn chế về tổ chức kĩ luật, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, còn chịu ảnh hưởng khá nặng của tác phong, tâm lý, tập quán, thói quen của những người sản xuất nhỏ.
    Giai cấp công nhân Việt Nam có sứ mệnh lịch sử quan trọng: sau khi ra đời và sớm có chính đảng tiên phong, giai cấp công nhân Việt Nam trở thành giai cấp lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, phát huy được sức mạnh của dân tộc và sức mạnh giai cấp đưa cách mạng giải phóng dân tộc dân chủ đến thắng lợi.
    Giai cấp công nhân Việt Nam và đội tiên phong là Đảng *** Việt Nam đã lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt đựơc nhiều thành tựu to lớn: xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật ban đầu của CNXH, phát triển y tế, văn hoá, giáo dục, …

    Quan điểm của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn về giai cấp công nhân trong tác phẩm “Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam”.
    Cách đây 60 năm (năm 1949) trong lúc dân tộc ta đang tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân Pháp, giữa bối cảnh đó nhà lãnh đạo tài ba của cách mạng Việt Nam là đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đã trực tiếp viết tác phẩm “Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam” (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960). Tác phẩm ra đời đã 60 năm, thế nhưng đến nay, đọc lại vẫn nhận thấy có nhiều vấn đề mang tính thời sự khi tác phẩm bàn về giai cấp công nhân Việt Nam với tầm lý luận sâu sắc, nội dung toàn diện, thể hiện rõ tình yêu giai cấp, dân tộc của đồng chí.
    Trước hết, về hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ XX, theo đồng chí Lê Duẩn, đó là giai đoạn lịch sử đặc biệt ở Việt Nam. Bởi theo Chủ nghĩa Mác - Lênin, giai cấp công nhân là con đẻ của nền công nghiệp hiện đại. Thế nhưng, với mục đích khai thác thuộc địa, vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột lao động...thì nền công nghiệp Việt Nam đã không được thực dân Pháp chủ định phát triển đầy đủ.
    Về tình hình này, đồng chí Lê Duẩn viết: “Khai thác Đông Dương, tư tưởng Pháp nắm bắt lấy những then chốt của nền kinh tế, nắm độc quyền “nhà băng”, nắm độc quyền ngoại thương, độc quyền giao thông, vận tải, nắm những ngành sản xuất căn bản, những nguồn lợi mấu chốt nhất của Đông Dương như: cao su, than đá, xi măng, gạch, ngói, gỗ...cũng đều hầu hết nằm trong tay tư bản Pháp. Giai cấp tư sản bản xứ phần lớn do các tầng lớp địa chủ chuyển thành, và họ chỉ vẻn vẹn nắm những ngành kinh tế phụ thuộc. Không có một hội thương mại, một hội kinh doanh nào có đủ vốn liếng để có thể chống chọi lại với tư bản Pháp, dù với một hình thức thấp kém. Không những thực dân Pháp vì muốn buộc nền kinh tế Đông Dương phụ thuộc hẳn vào nền kinh tế Pháp cho nên không bao giờ nghĩ đến mở mang công nghiệp nặng ở Đông Dương, mà đến nền công nghiệp nhẹ ở Đông Dương, chúng cũng không phát triển”.
    Từ hoàn cảnh ra đời trên, giai cấp công nhân nước ta không thật sự phát triển đồng đều, hiện đại. Sự phát triển của giai cấp công nhân gắn với việc đẩy mạnh khai thác thuộc địa của thực dân Pháp nên chủ yếu tăng nhanh về mặt số lượng. Thế nhưng, theo đồng chí Lê Duẩn, nếu so với mặt “xã hội đối lập” của nó là giai cấp tư sản Việt Nam “hèn yếu” thì giai cấp công nhân là “tương đối mạnh mẽ”: “Nếu do đặc điểm kinh tế Việt Nam, giai cấp tư sản lâm vào cảnh hèn yếu thì đồng thời cũng trong những đặc điểm ấy, một giai cấp vô sản tương đối mạnh mẽ đã phát triển lên một cách nhanh chóng cùng với việc mở rộng khai thác kinh doanh của tư bản Pháp”.
    Giai cấp công nhân Việt Nam có nhiều mối liên hệ với nông dân và thợ thủ công: “Sự phá sản của tầng lớp nông dân, tiểu công nghệ đã đưa ra thành thị, vào hầm mỏ, đến các đồn điền trồng lúa của thực dân Pháp, hàng vạn vô sản. Sự phát triển tương đối mau chóng của các tầng lớp nông dân, đã cố kết các tầng lớp này với vô sản, do đó đã làm cho lực lượng vô sản trở thành một lực lượng hùng hậu”. Giai cấp công nhân Việt Nam “bị ba tầng lớp áp bức bóc lột: phong kiến, đế quốc, tư sản bản xứ...”. Do đó, họ có tinh thần giai cấp, dân tộc và: “Quyền lợi của vô sản đã gắn chặt với quyền lợi của đại đa số nhân dân trong nước đòi hỏi phải được giải phóng”.
    Những đặc điểm trên của giai cấp công nhân Việt Nam, cũng chính là những yếu tố khách quan quy định “sứ mệnh lịch sử vẻ vang” của giai cấp này, mà như đồng chí Lê Duẩn viết: “... đã đưa lại cho giai cấp vô sản Việt Nam một địa vị lịch sử hiển nhiên là nắm lấy vai trò lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc và giai cấp”. Sự lãnh đạo ấy, trước hết là thông qua vai trò của Đảng trong các quá trình cách mạng và nội dung cụ thể của các quá trình này cũng mang tính đặc thù. Đó là việc giai cấp công nhân Việt Nam giành quyền lãnh đạo cách mạng dân tộc, cách mạng tư sản, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
    Điều này, đồng chí Lê Duẩn diễn giải cụ thể về nội dung, tính tất yếu và ý nghĩa lịch sử to lớn, rằng: “Nhiệm vụ của cuộc cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách đế quốc, giành độc lập thực sự, giải phóng dân tộc Việt Nam ra khỏi tàn tích phong kiến, đưa dân tộc Việt Nam ra khỏi hệ thống tư bản chủ nghĩa đương phá sản, sắp tan rã, hướng dẫn dân tộc Việt Nam vào con đường tiến bộ của lịch sử, con đường xã hội chủ nghĩa. Sự tồn tại và hưng thịnh của dân tộc Việt Nam không thể đi ra ngoài con đường cách mạng ấy. Muốn chống lại ách đô hộ của đế quốc phải tập hợp tất cả những lực lượng chống đế quốc và có thể chống đế quốc. Muốn đánh tan đế quốc phải đánh ngay vào đế quốc và tất cả cái gì có thể làm chỗ dựa cho đế quốc. Muốn đánh tan những tàn tích phong kiến, phải đánh vào những cái gì có thể làm chỗ dựa cho phong kiến. Muốn đưa dân tộc ra khỏi con đường của chế độ tư bản, hướng dẫn dân tộc Việt Nam vào con đường tiến bộ, con đường sống còn và phát triển, thì phải tạo những điều kiện kinh tế cần thiết để thoát ra khỏi hệ thống tư bản chủ nghĩa mà đi vào con đường xã hội chủ nghĩa. Và muốn như vậy, thì quyền lãnh đạo dân tộc, hướng dẫn dân tộc phải nằm trong tay những người có lập trường xã hội chủ nghĩa, đại biểu cho nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nay mai”.

    Từ những đặc điểm trên của giai cấp công nhân Việt Nam giúp chúng ta hiểu rõ thêm được giai cấp công nhân hiện nay. Hiện nay, những đặc điểm ấy của giai cấp công nhân nước ta vẫn còn hoặc in dấu ấn nào đó. Trong công cuộc đổi mới, đặc biệt Nghị quyết Trung ương 6 (khoá X), Đảng ta nhấn mạnh: Lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của toàn dân tộc, trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nước ta, trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cần phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của công nhân, cần tăng cường liên minh công, nông và trí thức một cách toàn diện trên cơ sở hài hoà lợi ích giữa các lực lượng, khối liên minh và xã hội. Phải tiếp tục chỉnh đốn Đảng để trong sạch, vững mạnh xứng đáng là đại diện cho giai cấp công nhân lãnh đạo xã hội Việt Nam thời đổi mới.

    Một vấn đề đồng chí Lê Duẩn rất quan tâm trong tác phẩm là nhiệm vụ cách mạng hay nội dung sứ mệnh lịch sử của công nhân Việt Nam cần phải được cụ thể hoá và có trọng điểm ở từng thời kỳ cách mạng. Theo đồng chí, từ thực tiễn đất nước, chia giai cấp công nhân nước ta thành hai bộ phận: công nhân “đương hoạt động trong các cơ sở kinh tế của tư bản đế quốc” và “công nhân trong vùng ta kiểm soát”.

    Chính sách tác động và phát huy hai bộ phận này có nội dung phù hợp, khác nhau. Cụ thể là: “Đối với vô sản đương hoạt động trong các cơ sở kinh tế của tư bản đế quốc, trong các ngành kỹ nghệ quốc phòng của đế quốc, chúng ta phải nhận đó là một lực lượng cách mạng rất quan trọng để đánh vào nền tảng của đế quốc. Vì chính họ đương đau khổ trong cơ sở của đế quốc, mắc kẹt vào trong bộ máy áp bức, bóc lột của đế quốc, nên hàng giờ, hàng phút họ mong mỏi được giải phóng”. “Đối với công nhân trong vùng ta kiểm soát, phải tìm cách thực hiện những quy chế lao động của Chính phủ, phải tìm cách nâng cao đời sống của họ và gia đình họ”.

    Như vậy, theo đồng chí Lê Duẩn chỉ ra, khi nghiên cứu, nhìn nhận đến giai cấp công nhân có quan điểm cơ cấu. Nghĩa là phải phân giai cấp công nhân thành những bộ phận khác nhau theo ngành nghề, trình độ, địa phương, các loại hình doanh nghiệp..., trong đó việc phân công nhân theo chế độ sở hữu, thành phần kinh tế là quan trọng nhất (vì thế, trong điều kiện lịch sử trước đây, đồng chí Lê Duẩn đã nêu hai bộ phận công nhân như trên). Từ đấy, trong xây dựng phát huy có chính sách phù hợp với từng loại hình cơ cấu công nhân khác nhau.
    Những gì mà đồng chí Lê Duẩn nêu cụ thể đối với bộ phận công nhân “đương hoạt động trong các cơ sở kinh tế của tư bản đế quốc” (lực lượng quan trọng, bị bóc lột, đoàn kết đấu tranh cải thiện đời sống, phát huy lòng yêu nước...) vẫn rất sát thực cho những gì chúng ta phải làm đối với công nhân trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay. Cũng như vậy, những gì mà đồng chí Lê Duẩn nêu cụ thể đối với bộ phận “công nhân trong vùng ta kiểm soát” (thực hiện quy chế lao động, nâng cao đời sống, làm chủ về chính trị, kinh tế,... nhất là phát triển công đoàn) vẫn rất sát thực cho những việc chúng ta phải làm đối với công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá... Đồng thời qua đây, chúng ta càng nhận thấy cần phải tiếp tục thực hiện tốt hơn những định hướng cơ bản đối với giai cấp công nhân mà Nghị quyết Trung ương 6 (khoá X) của Đảng đã đề ra.
    Từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, trong một tác phẩm, đồng chí Lê Duẩn cũng đã cho chúng ta nhiều nội dung quý báu về giai cấp công nhân. Cùng với những tác phẩm khác nữa của mình, đồng chí đã để lại cho Đảng ta một di sản lý luận lớn về nhiều phương diện, trong đó có vấn đề giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân và nhân dân biết ơn và nhớ mãi đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn, nhà lãnh đạo, nhà lý luận tài ba của cách mạng Việt Nam.