Đối tác - Liên kết

TIỂU LUẬN "Chè trái cây Việt Nam"

Thảo luận trong 'Truyện - Thơ - Văn' bắt đầu bởi Hưng@1991, 8/2/23.

  1. Hưng@1991

    Hưng@1991 New Member

    Tham gia ngày:
    3/1/23
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    TRƯỜNG HỌC: ĐỜI

    KHOA LÝ LUẬN THỰC TIỄN PHÁT SINH LẦN ĐẦU






    TIỂU LUẬN

    Chè trái cây Việt Nam


    Tiểu luận: bàn về “Chè trái cây Việt Nam”

    Giảng viên chính: Môi Trường (tự nhiên)

    Phó giảng: Khí Hậu (các mùa)

    Phụ giảng: Thổ Nhưỡng (tính chất đất)

    Sinh viên chưa tốt nghiệp: Bùi Văn – 06/02/2023

    Lời nói đầu: tôi đến nay tự thấy mình học hành thì ít, trải nghiệm không bao nhiêu thành ra vẫn còn nông cạn, lời lẽ của kẻ ít học có nhiều chỗ còn cẩu thả thiếu xót cũng mong đọc giả tuổi teen yêu mến tôi thì hiểu cho mà tha thứ. Có điều bản thân muốn viết lên nỗi niềm riêng nhỏ mọn của mình để thể hiện cái tôi của kẻ tập tành viết lách, lấy nhan đề tiểu luận cho nó sang. Thực tình thì lòng muốn viết ngàn trang nhưng chữ nghĩa tối mịt, với lại da tay chưa đủ dày nên tôi tóm gọn vào phần mở đầu khoảng một ngàn năm trăm chữ như lời giới thiệu của một tập nháp, gởi đến bạn trẻ đọc cho zui.

    Chấm bài: đọc giả tuổi teen.

    Mục lục I

    Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài “Chè trái cây Việt Nam”, vì tôi thích ăn chè.

    Chè trái cây Việt Nam là một món ăn thuần túy thuộc loại bình dân với tính chất và hương vị cân bằng theo mùa khí hậu nhiệt đới ẩm…..

    “Lời tác giả: câu này tui chôm chỉa của một nhà hàng top lớn nhất thế giới, rồi về chế thêm xíu mắm Nha Trang cho nó hợp với ngữ cảnh, bởi vậy mới nói, văn chương là chôm chỉa mà”

    ..…Tuỳ mỗi khu vực và mỗi vùng địa lý trải dài trên cả nước mà có sự khác nhau về cách ăn uống và vị giác truyền thống cho đến tập quán nêm nếm của địa phương, vậy nên chè trái cây của mỗi nơi cũng được pha trộn rất khác nhau, nhưng cốt lõi của món ăn này đều có một xuất phát chung cơ bản từ các loại trái cây của địa phương là thành phần chính, thêm một ít nước đường hoặc sữa đặc, rồi sương sa hạt lựu, dừa khô... si rô hạt đác gì đó, tuỳ vào khẩu vị của mỗi vùng miền và của mỗi người. Điểm đặc biệt là đối với món chè trái cây Việt Nam thuần tuý, khi thưởng thức cảm giác rất rất nhẹ nhàng dễ chịu, không lo bị đầy bụng khó tiêu thích hợp với mọi lứa tuổi. Từ thuần tuý trong phần tên gọi này tôi định nghĩa là trái cây được dùng để cắt gọt pha trộn thành chè trái cây chính xác là loại hoa quả được trồng tại địa phương của chính người đang thưởng thức, đồng thời người thưởng thức cũng là dân bản địa đã và đang sinh sống ở đây một thời gian đủ dài để có một cơ thể địa lý theo kiểu tính chất khí hậu của vùng đất này. Cụ thể như người Việt Nam có cơ thể địa lý Việt Nam thì trái cây thuần tuý là loại quả được sinh ra hoặc nhập cư vào sinh vật Việt Nam đã lâu đời và thích nghi phát triển tốt ở Việt Nam. Còn như người Việt Nam ở Thái Lan mấy năm rồi về lại thì trái cây Việt Nam không còn thuần túy với họ nữa, vì cơ thể họ đang có tính chất và khí hậu của Thái Lan. Còn là người Thái Lan sang Việt Nam mình chơi bời du lịch thì khỏi bản, họ ăn trái gì trồng ở Việt Nam cũng thành không thuần túy.

    Việt Nam là nơi khí hậu nhiệt đới, với dải đất trải dọc bờ biển chỗ cao chỗ thấp đồi núi trập trùng, nên phân ra làm bốn miền khí hậu và ảnh hưởng đến tính chất thổ nhưỡng đơn lẻ cũng như cảnh quan sinh vật của mỗi vùng một cách rõ rệt, có thể ảnh hưởng đến cả tính cách con người nữa,…

    “Tác giả: các cụ có câu “giang sơn dễ đổi bản tính khó dời” thật là tào lao, thời nay muốn san bằng một quả núi không dễ, hình như tốn mấy triệu đô la Mĩ ấy, còn bản tính thì cho đi lính là thay đổi ngay”

    …..Cho nên cây trái nước mình có rất nhiều loại đa dạng theo kiểu khí hậu của mỗi miền, ví dụ như miền Bắc có nhãn vải hồng xiêm(sa bô chê) thuộc hoa quả khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền Trung thì một dải đất ven biển có xoài nho thanh long là các loại quả đặc trưng của miền khí hậu nhiệt đới xavan bờ biển, Cao nguyên là vùng khí hậu của dãy Trường Sơn trải dài dọc phía tây biên giới có các loại quả đặc trưng như mít bơ sầu riêng, Nam bộ thì chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu Biển Đông nắng gió nên có các loại quả trái đặc trưng như chôm chôm, quýt bưởi măng cụt dừa sáp…, có khi các loại cây trái đặc trưng của miền Nam cũng có thể trồng được ở miền Trung miền Bắc và ngược lại(kiểu loại cây di cư tạm trú ấy) nhưng độ sai trái và độ ngon ngọt không bằng được quê hương của cây, vì không thích hợp với tính chất khổ nhưỡng hoặc chưa đủ thời gian để thích nghi với khí hậu mới. Với lại tôi nghĩ tự nhiên cũng tự biết cách sắp xếp sao cho cân bằng nhất có thể, cân bằng nhất ở đây không phải là năm mươi năm mươi, năm mươi năm mươi là về với cát bụi rồi, cân bằng ở đây là bốn chín năm mươi chẳng hạn, như mùa đông lạnh thì cho quả có tính ấm áp, mùa hè oi bức thì cho trái có tính man mát, mọng nước giải nhiệt,... Như tôi để ý thấy vùng cao nguyên thì thiên nhiên ban cho các loại cây trái có nhiều đường bột bổ béo để thanh niên trèo đèo lội suối, vùng đồng bằng thấp trũng thì cho cây trái chua lè chua lét để mấy cô mấy bác làm đồng bớt nóng, như kiểu cấp nước điện giải kịp thời bù phần đổ mồ hôi gió máy thổi nhiều vậy, chốt hạ là cây trái do tự nhiên phân chia cũng có vẻ hợp lý với cơ thể của con người sống trong mỗi vùng khí hậu tự nhiên.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/2/23