Đối tác - Liên kết

Tự hào giới thiệu quê hương mình với các bạn ở khắp mọi nơi

Thảo luận trong 'Cảm nhận về Nha Trang' bắt đầu bởi anh 3 Hưng, 4/5/09.

  1. anh 3 Hưng

    anh 3 Hưng New Member

    Tham gia ngày:
    27/2/09
    Bài viết:
    444
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nhân dịp lễ 30/4 và 1/5 được về NT chơi lễ, về đến nhà, trời ơi!! Tự nhiên thấy cảm giác lạ quá, chắc là lâu lâu mới được về quê. Cồn Dê của mình sao đẹp quá ta!! Tuy mưa triền miên, nhưng...Không khí ở đây thật tuyệt vời. Trước khi giới thiệu với các bạn, mình xin kể sơ lược về sự hình thành và phát triển cũng như cái tên gọi Cồn Dê thân thương của nó.

    Hình thành và phát triển
    Trên giòng sông cái Nha Trang, mạng Cửa Bé có bốn Cồn: cồn trên, cồn dưới, nối liền bằng cây cầu bắt ngang, đó là xứ Ngọc Thuỷ; còn hai cồn kia, là " Việt Cường" (không có người ở) và Hà Ra (đa số lương dân). Ngày xưa có ba anh em chú bác họ, gốc Chợ Mới là ông Lê Văn Tình, Lê Văn Lem và Nguyễn Văn Hiền, đã đưa nhau xuống khai phá rừng hoang, tả ngạn sông cái Nha Trang, phía núi Sạn. Lúc bấy giờ Ngọc Thuỷ và núi Sạn còn là đất liền. Ngày ấy là ngày 2-2-1887.
    Ðám rừng này cây cối rất um tùm có những góc thầu dầu to đến nỗi ba đến bốn người ôm mới suể, có những con rắn lớn bằng bắp chân. Cọp beo đầy dẫy, ông bà kể lại có lúc đang chặt mía gặp chúng, và không ngần ngại dùng ngay cây mía để đánh đuổi. Về đêm từng đàn chim tập trung về ngủ.
    Ðốn cây, phát bụi, dựng trại, họ trồng trỉa dưa, khoai, bắp, mì, mía đỏ. Lúc đầu sớm đi, tối về. Nhưng về sau, con cái đông đảo, họ cất nhà ở lại và tính việc lập họ. Họ đã được cố Lập, Cha Xứ Chợ Mới cho phép dựng lên ngôi nhà nguyện đầu tiên mái tranh, vách đất, tại phía núi (vùng nghĩa địa bây giơ)ø tục gọi là Bầu Quai, và lấy tên mới gọi là Gò Dê. Vùng này lúc đó có nhiều cây "phân vê" một thứ nhãn rừng khi trái chín, rụng xuống đen giống như phân dê.
    Với thời gian ngôi nhà nguyện bị hư hỏng, lần này ông Lê Văn Tam với các Ông Lê Văn Túc, Lê Văn Lâu, Lê Văn Xe, Nguyễn Dưỡng, Nguyễn Trốn bàn định xin Cố Thiện cho phép giỡ nhà và dời về đám đất ở giữa Cồn, tục gọi là Dũng Gò Lớn (nơi nhà ông biện phần ở bây giờ). Nhà nguyện này được xây cất bằng gạch, lợp ngói và chọn thánh Giuse làm quan thầy.
    Thời kỳ này, đất đai đã được canh tác khá nhiều, họ làm thêm nghề chài lưói và nuôi bò.cá, tôm, cua thì vô kể: cá đối, cá hồng, cá hanh, cá dìa. Chài vài tiếng có thể hớt được hai rổ lớn.
    Qua năm 1937, nhà nguyện phần bị hư, phần vì hẹp, nên được xây cất lại với phép của Cha Thạnh, trên đất do ông Lê Văn Túc, Lê Văn Tứ và bà Lê Thị Ðại dâng cúng. Ðó là địa điểm ngôi nhà thờ hiện tại. Năm 1968, nhà thờ này được nối thêm, xây lại mặt tiền và dựng lên tháp chuông: công tác trùng tu được hoàn thành vào ngày Lễ Mông Triệu. Ðồng thời, để giúp các em nhỏ có nơi học hành khỏi phải đi xa, Chính Phủ đã xây cất một lớp mẫu giáo cạnh nhà thờ, vào năm 1965.
    Dân chúng mỗi ngày một đông, đất đai đã được khai phá gần hết, những trũng sâu đã được cấy lúa nhưng vì không mấy kết quả nên họ chuyển sang nghề trồng cỏ để bán cho viện Pasteur, chăn nuôi súc vật. Và do đó mà có cái tên là ấp Ngọc Thảo, lúc Chính Phủ thành lập khu này thành ấp vào năm 1966. Chiến tranh vẫn tiếp tục, cuộc sống đã xoay đổi hẳn, làm ruộng cũng như trồng cỏ không thấy lợi mấy, bổn đạo bàn trồng dừa nuôi heo và làm công sở. [​IMG]
    Mấy mươi năm qua, dưới bóng dừa rậm mát, những ngôi nhà xinh xinh mọc lên như trăm hoa đua nở. Thêm vào đó, bốn bề tứ phía, chỉ nước là nước. Khác nào viên ngọc trên dòng sông nước biết Nha Trang. Nên năm 1967, khi được thành lập xứ đạo, tên mới Ngọc Thuỷ đã thay thế cho tên cũ: Gò Dê.
    [​IMG]
    ( nguồn: http://www.gpnt.net )

    Còn nữa...( hôm sau có hình hôm lễ về post lên viết tiếp )
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/5/09