Đối tác - Liên kết

Vịnh Cam Ranh (chuyện Một Trăm Năm Trước)

Thảo luận trong 'Giới thiệu Nha Trang - Khánh Hoà' bắt đầu bởi ThikThiChjeu, 14/7/08.

  1. ThikThiChjeu

    ThikThiChjeu New Member

    Tham gia ngày:
    26/1/08
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Tảng sáng ngày 31 tháng 3, 1905, từng chiếc khu trục hạm Nga từ từ ló dạng ở cửa biển vịnh Cam Ranh còn quyện sương mù. Những chiếc tàu này vượt cửa Bé vào vịnh trước để kiếm nơi thả neo an toàn cho đoàn tàu 45 chiếc của hạm đội Baltic, tức hạm đội Thái Bình Dương II, dưới quyền chỉ huy của đề đốc Rozhestvensky. Chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ sau đó, hạm đội Baltic thả neo, “đậu thành 5 hàng song song với những chiến hạm bọc sắt lớn nằm án ngữ cửa vịnh”. Sau 28 ngày trường vượt trùng dương từ đảo Madagascar thuộc Pháp, Cam Ranh là bến cảng nghỉ chân
    đầu tiên sau một hải trình dài 4.500 hải lý. Cam Ranh cũng là trạm tiếp tế nhiên liệu và lương thực cuối cùng trước khi đoàn tàu khổng lồ này lên đường đi Vladivostock nhằm trợ chiến cho hạm đội Thái Bình Dương I đang tranh hùng với hải quân Nhật trên vùng biển Bắc Á từ hơn một năm ròng. Cam Ranh còn là điểm hẹn với hạm đội Thái Bình Dương III của đề đốc Nebogatoff hãy còn lẽo đẽo theo sau.
    Trước đó Cam Ranh một thời đã từng là bến cảng khá nhộn nhịp của hải quân Pháp. Vào thời điểm năm 1905, quân cảng này đã “đượm vẻ hoang vắng điêu tàn”. Nhưng dù sao Cam Ranh vẫn nổi danh là một “hải cảng thiên nhiên toàn bích, an toàn, rộng rãi, mặt nước phẳng lặng như tờ”. Chiến hạm Nga tuy đã lỗi thời, nhưng những giàn cự pháo 12 ly và 10 ly trang bị trên tàu là lý do khiến nhiều quan sát viên cho rằng hải quân Nga “chỉ có thể thua trận trong trường hợp khả năng pháo kích của họ quá tồi”. Bởi vậy, sau khi hạm đội Baltic vào hạ neo ở Cam Ranh, dư luận báo chí ở Singapore, Manila, Malacca, Sài Gòn, Hồng Công và những thành phố nhiều người Hoa ở ven biển Thái Bình Dương không ngớt chào xáo về một trận hải chiến không tiền khoáng hậu sắp diễn ra trong nay mai. Sĩ phu nước ta chắc hẳn cũng nhờ vậy mà theo dõi được những diễn tiến của chiến tranh Nhật Nga.

    Ngày 2 tháng 4, đề đốc Pháp de Jonquières, phó tư lệnh hải quân Pháp ở Thái Bình Dương, dẫn tuần dương hạm Descartes ghé thăm xã giao hạm đội Nga. Nhưng khi de Jonquières trở lại ngày 22 tháng 4, tuy vẫn giữ thái độ hòa nhã bặt thiệp, đề đốc Pháp yêu cầu hạm đội Nga phải nhổ neo trong vòng 24 tiếng đồng hồ

    Tai sao Pháp lại có thái độ lạnh nhạt với Nga ? Lý do dễ thấy nhất là lục quân Nga đang bị lục quân Nhật do danh tướng Nogi Maresuke chỉ huy phản đòn tới tấp trên chiến trường Mãn Châu. Nhưng lý do chính yếu vẫn là áp lực của Nhật và đồng minh là Anh. Bằng mọi cách, hai nước này đòi Pháp phải ngưng chỉ những “hành động có tính cách dung túng” (indulgent attitude) đối với hạm đội Nga. Thêm vào đó, chính quyền Hoa Kỳ cũng cảnh giác cực độ trước sự xuất hiện của hạm đội Nga ở một địa điểm không cách bao xa thuộc địa mà họ mới chiếm từ Tây Ban Nha là Phi Luật Tân. Nhật báo Evening Sun ở New York bình luận : “Nếu không có sự dung túng” của Pháp và “tệ hơn nữa là sự vô ý” của chính phủ quyền Đông Pháp đã cho phép hạm đội Nga ghé vào Cam Ranh lâu hơn thời hạn 24 tiếng đồng hồ theo luật quốc tế, thì Rozhestvensky không tài gì có thể chuẩn bị giao chiến với hạm đội Nhật. Bài báo kết luận là “ai cũng thấy rằng nếu không có sự che chở của Pháp”, toàn bộ hành trình 18.000 hải lý của Rozhestvensky từ biển Baltic, xuống Đại Tây Dương, vòng châu Phi qua Ấn Độ Dương, rồi ngược lên miền Bắc Thái Bình Dương “bất quá chỉ là một kế hoạch vô vọng, điên khùng” (a hopelessly mad enterprise)”. Cần nói thêm là hạm đội Baltic phải vừa đi vừa tránh sự nhòm ngó của hải quân Anh, nhưng nhờ có căn cứ hải quân của Pháp ở Madagascar và Việt Nam cung cấp than đá và lương thực nên cuối cùng mới có thể tham chiến, mặc dù sau đó sẽ bị hải quân Nhật của đề đốc Tôgô Heihachirô tập kích ở eo bể Tsushima và tiêu diệt sau 24 giờ giao tranh.

    Trước yêu sách đột ngột của chính quyền Đông Dương, đúng 1 giờ trưa hôm sau, Rozhestvensky ra lệnh nhổ neo và cho hạm đội Baltic “dàn thành đội ngũ ngoài cửa vịnh Cam Ranh”. Quang cảnh hoành tráng của hạm đội Nga lúc bấy giờ được mô tả trên báo The Times của Anh như sau : “Các chiến hạm Nga dàn thành một hình cánh cung dài như vô tận, trải dài từ mũi Valera sang tận mũi bên này của bán đảo Cam Ranh”. Sau khi de Jonquières đã trịnh trọng đưa tiễn chân soái hạm của Rozhestvensky ra đến cửa vịnh, nhằm tránh trách nhiệm cho Pháp là đã cho phép hạm đội Nga vào lấy thêm nhiên liệu và lương thực trong một thời gian khá lâu, ông đánh điện về sở chỉ huy với lời lẽ khôn khéo, tựa hồ như chẳng hay biết gì cả về tình hình chiến sự Nhật Nga : “Hạm đội Nga đã rời bờ biển An Nam và đang tiến về hướng Đông. Không rõ sẽ đi đâu”! Sự thật thì sau khi tuần dương hạm của de Jonquières vừa đi khuất, Rozhestvensky lại đưa hạm đội của mình vào ẩn náu, lần này ở vịnh Vân Phong, không cách cửa Bé bao xa. Trên thực tế Rozhestvensky chỉ ra khỏi bờ biển Việt Nam vào ngày 14 tháng 5, sau khi hạm đội Thái Bình Dương III của đề đốc Nebogatoff đã bắt kịp và đã lấy thêm than đá nhằm chuẩn bị cho cuộc hành trình định mệnh. Ngoài ra, trước khi rời Cam Ranh, Rozhestvensky cũng đã khôn khéo dàn xếp để de Jonquières mặc nhận cho một số tàu tiếp tế của hạm đội Baltic khỏi di chuyển ngay nhằm có đủ thời gian để bốc xếp hết than đá.

    Cần nói thêm là trước đó, vào ngày 15 tháng 4, bốn chiếc tàu vận tải của hãng Hamburg-Amerika (Đức) chở 30.000 tấn than đá đã cập bến Cam Ranh để cung cấp nhiên liệu cho hạm đội Baltic. Vì không biết cuộc thư hùng với hải quân Nhật sẽ kéo dài bao lâu, mọi chiến hạm được lệnh đổ than tới mức tối đa. Những chỗ trống trên tàu hầu như đều trở thành nơi chứa than. Than đổ bừa bãi ngay cả trên boong tàu, chỉ có sàn pháo đài được chừa trống nhằm khỏi vướng vít khi lâm chiến. Tàu chở than cũng mang theo thư tín gia đình cho thủy thủ gửi qua một địa chỉ trung gian ở Sài Gòn. Hôm đó cũng là ngày đầu tiên sau mấy tuần lễ lênh đênh trên đại dương, thủy thủ trên tàu được ăn xúp cải bẹ và rau tươi chở từ Sài Gòn. Những thương nhân người Pháp cung cấp lương thực đủ loại cho hạm đội, từ trái cây, rau tươi, cho đến bột mì, đồ hộp hay thịt gà, thịt bò. Những hàng này bán “với giá cao kinh khủng, chưa nói những mặt hàng xa xỉ có lời lớn như rượu vang hay rượu mạnh”. Bởi vậy, có thể hiểu tại sao chính phủ Đông Pháp đã chần chừ không muốn nhanh chóng chấp hành lệnh trục xuất. Thương nhân người Việt cũng thường mang thực phẩm ra bán bằng ghe. Đặc biệt vào đêm 16 tháng 4, 1905, biết thủy thủ Nga sẽ ăn mừng lễ Phục Sinh, ghe thuyền của các thương nhân người Việt chở gà vịt, rượu đế ra bán cho tới khuya. Thủy thủ Nga nhận xét là các mặt hàng do người “An Nam” chở ra bán giá phải chăng, đặc biệt họ tấm tắc tán thưởng món rượu đế, khen là “mỹ tửu” giống rượu của người Nga, ý chừng muốn so sánh với rượu Vodka.

    Có ai ngờ trong những ghe ra bán thực phẩm trên tàu Nga lúc ấy lại có chiếc ghe chở ba người giả dạng thương nhân để quan sát tận mắt văn minh cơ khí của phương Tây qua lăng kính là chiến hạm Nga ! Ba thương nhân giả dạng này không ai khác hơn là ba nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh và Trần Quý Cáp trong chuyến Nam Du năm 1905.

    Trong tự truyện, Huỳnh Thúc Kháng ghi lại về việc lên xem tàu Nga qua mấy dòng đơn giản như sau : “Lúc đi ngang qua Nha Trang, được tin chiến hạm Nga đậu tại Cam Ranh, bèn giả khách buôn, thuê thuyền đánh cá, mua trứng gà cùng trái cây các thứ, lên thuyền Nga xem rất khoái. Đấy chẳng qua vì tính thiếu niên hiếu kỳ, chứ không có ý gì”. Trong ba nhà chí sĩ nói trên, chỉ có Huỳnh để lại chứng từ về cuộc “thám hiểm” độc đáo này. Cũng dễ hiểu thôi, vì Trần Quý Cáp thì mất sớm -- ba năm sau (1908), khi phong trào Dân biến ở miền Trung bột phát, cụ bị sát hại ở Khánh Hòa, còn Phan Châu Trinh thì ít khi đề cập đến việc riêng tư trong các trước tác văn xuôi (hầu hết là chính luận), hay nếu có nhắc tới chuyện riêng chăng nữa thì cũng để làm sáng tỏ những công việc chung có liên hệ tới đồng bào và đất nước mà thôi.

    Các đây khá lâu, khi đọc những dòng chứng từ trên đây của Huỳnh Thúc Kháng, người viết không khỏi lấy làm lạ. Đã đành Huỳnh Thúc Kháng là người có trí nhớ tuyệt vời, hầu như chẳng bao giờ lẫn lộn các chi tiết, bởi vậy chúng tôi tin việc các cụ tự mình “tạo điều kiện” để lên quan sát chiến hạm Nga 100 năm trước đây phải là chuyện có thật nên Huỳnh mới ghi lại trong tự truyện cho hậu thế biết. Tuy nhiên, người viết không khỏi thắc mắc vì sao một việc kỳ thú và có ý nghĩa như vậy mà từ trước tới nay ít thấy ai nhắc đến. Thắc mắc ấy cứ lởn vởn trong đầu. Chuyện mạo hiểm của các cụ xui chúng tôi nhớ lại một mẩu chuyện tương tự xảy ra ở Nhật Bản vào giữa thập niên 1850. Khi chiến thuyền của đề đốc Perry (Hoa Kỳ) đến Nhật, Yoshida Shôin nhận thấy cần phải tìm hiểu về Tây phương nên đã táo bạo chèo thuyền nhỏ ra biển rồi tìm cách đột nhập lên tàu của Perry để tìm đường du học. Kế hoạch không thành, Shôin bị bắt và bị giao trả lại cho cơ quan hữu trách Nhật, rồi bị giam lỏng một thời gian. Qua những hành động quả cảm trong cuộc đời vỏn vẹn 29 năm, sau khi mất Shôin được người Nhật xem là “người đi tiên phong của phong trào dẫn đến Minh Trị Duy tân”. Một chi tiết ít được biết tới, nhưng cụ Ngô Đức Kế có thuật lại rằng khi quan tỉnh lên án đày Huỳnh Thúc Kháng ra Côn Đảo (1908) “có dẫn việc đi xem thuyền Nga mà bắt tội”.

    Vậy trong bộ ba Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh và Trần Quý Cáp, ai là người khởi xướng việc này ? Chắc hẳn người đó không phải là Huỳnh Thúc Kháng, vì như nhà nghiên cứu Huỳnh Lý đã nhận xét, Huỳnh Thúc Kháng “nhanh nhạy chốn trường ốc nhưng chất phác ở ngoài đời”. Phan Châu Trinh và Trần Quý Cáp tính tình đã hăng say mà còn có tầm nhìn sâu rộng, đặc biệt Phan là người “từng trải và nhạy bén” và chắc hẳn là nhân vật có đầu óc táo bạo nhất trong bộ ba. Chỉ cần xem một vài hành tung của Phan thì rõ. Ví dụ, chẳng bao lâu sau chuyến Nam Du, khi nghe tin Phan Bội Châu đã sang Nhật -- và chính Nhật Bản là nước đã chiến thắng Nga, tiêu diệt hạm đội Baltic mà Phan đã quan sát tận mắt – Phan đã tìm cách lặn lội sang Quảng Đông để gặp Phan Bội Châu, rồi từ đó cùng sang Nhật trong khoảng 2 tháng (vào năm 1906) để nhìn tận mắt đất nước mới canh tân sau Minh Trị Duy tân. Rồi cũng chính Phan, sau khi được phóng thích từ lao tù Côn Đảo, đã tìm đường sang chính ngay nước Pháp để tìm con đường giải cứu cho đồng bào. Tư tưởng táo bạo “Không vào tận hang hùm sao bắt được cọp” được thể hiện suốt cuộc đời xả thân vì đồng bào, vì nước quên mình của Phan. Bởi thế, chúng ta sẽ không ngạc nhiên nếu trên thực tế, giữa Phan và Trần Quý Cáp, chính Phan là người đầu tiên ngỏ ý về cuộc đi “thám sát” văn minh Tây phương táo bạo ngay ở vịnh Cam Ranh 100 năm trước đây.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/7/08
  2. ThikThiChjeu

    ThikThiChjeu New Member

    Tham gia ngày:
    26/1/08
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Sơ Lược Về Vịnh Cam Ranh

    [​IMG]

    Vịnh Cam Ranh thụt sâu vào đất liền 12 –13km, bề ngang 8-10km, độ sâu trung bình 18-30m, có khả năng đón nhận nhiều hạm đội một lúc. Cửa biển vào vịnh có đoạn rộng 3km, có đoạn nhỏ hơn, sâu 20m, không có phù sa bồi, bảo đảm tàu tải trọng 100.000 tấn và hạng nặng hơn nữa có thể ra vào dễ dàng bất cứ lúc nào trong năm.

    Đây là lợi thế thiên nhiên tuyệt đối của Cam Ranh so với các hải cảng lớn của VN như Đà Nẵng, Chân Mây, Cẩm Phả chỉ có độ sâu giới hạn 9 - 12m nước. Từ đường hàng hải quốc tế vào Vũng Tàu cách ba giờ tàu biển, vào Hải Phòng cách tám giờ, còn vào Cam Ranh chỉ mất một giờ. Nếu biến Cam Ranh thành cảng trung chuyển quốc tế thì hiện không thể có cảng nào ở VN và nhiều cảng trong khu vực so sánh được với mức độ rút ngắn thời gian vận chuyển, chi phí, độ an toàn...

    * Trước thế kỷ 20, Cam Ranh còn là một vùng đất rất ít người ở. Năm 1939, toàn quyền Đông Dương Pháp ban hành nghị định thành lập địa lý hành chính Ba Ngòi. Năm 1965, thị xã Cam Ranh được thành lập do cắt một phần đất của quận Cam Lâm. Đến năm 1970, thị xã Cam Ranh tiếp tục được củng cố với hai quận Bắc và Nam.

    Sau năm 1975, Cam Ranh được tổ chức lại là đơn vị hành chính cấp thị trấn và huyện cho đến năm 2000. Thị xã Cam Ranh được tái lập năm 2000 trên cơ sở thị trấn Ba Ngòi có diện tích tự nhiên 690km2, dân số khoảng 209.000 người, thu nhập bình quân đầu người/năm 2002 là 3.263.200 đồng. Hiện có 27 phường, xã với năm hồ, công trình thủy lợi cung cấp nước ngọt tiêu dùng và tưới tiêu.

    *Ngày 18-10-1946, thị xã Cam Ranh là nơi diễn ra cuộc hội kiến giữa Hồ Chủ tịch và cao ủy Pháp D’Argenlieu. Cuộc gặp gỡ được tổ chức trên thiết giáp hạm Suffren, có các vị chỉ huy hải, lục, không quân Pháp và nhà báo nước ngoài.

    Từ năm 1965 - 1972, Mỹ đã xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ quân sự được bảo vệ “bất khả xâm phạm” để làm căn cứ tiếp liệu và khí tài quân sự cho chiến tranh, đồng thời khống chế hành lang phía tây Thái Bình Dương. Vào lúc cao điểm, sân bay quân sự Cam Ranh có tần suất hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới. Tuy nhiên bộ đội đặc công tinh nhuệ của ta đã từng đột kích thành công vào căn cứ này, đốt cháy máy bay C130 và cho nổ kho bom của Mỹ. Năm 1978, Liên Xô thuê lại căn cứ Cam Ranh với thời hạn kết thúc năm 2004, nhưng đã rút sớm hai năm.

    “...Cam Ranh mở rộng ra cả vùng biển Đông. Nó cách Hong Kong 690 dặm, Manila 690 dặm, Singapore 698 dặm... Cam Ranh là pháo đài tự nhiên lý tưởng, còn đô đốc Courbet thì nói đó là một đồn phòng vệ của Thái Bình Dương... Tất cả tàu nước ngoài cỡ lớn đi Trung Hoa, Nhật Bản hoặc từ đó quay trở về có thể dừng lại ở Đông Dương vì phải đi qua trước vịnh Cam Ranh để nhìn rõ ngọn hải đăng ở mũi Padaran. Giá như Cam Ranh được bố trí thành tiền cảng của Sài Gòn đồng thời là căn cứ tiếp tế thì tàu bè có thể dừng lại một cách hợp thức...

    Ngoài thương mại, Cam Ranh phải được xây dựng để phục vụ du khách và tàu bè nước ngoài. Hành khách có thể dễ dàng rời Cam Ranh đi du lịch tiếp Sài Gòn, Đà Lạt, Angkor, Phnom Penh, Bangkok

    Từ trước đến nay thì cả Mỹ và Trung Quốc đều nhòm ngó đến Quân cảng Cam Ranh và Mỹ đã ngỏ ý muốn thuê lại cảng này. Đến nay Quân cảng Cam Ranh vẫn hoàn toàn năm trong sự kiểm soat của việt nam. Cảng Cam Ranh mãi mãi vẫn là bến bờ thân yêu nối liền giữa Hoàng Sa - Trường Sa với Việt nam

    Vịnh Cam Ranh - Tài nguyên thiên nhiên vô giá của Việt Nam

    Theo nhiều nhà địa lý quốc tế, có 3 cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới là San Francisco (Mỹ), Rio de Janéro (Brazil) và Cam Ranh của Việt Nam.


    Có thể nói vịnh Cam Ranh là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Theo tài liệu đã được công bố, vịnh Cam Ranh diện tích hơn 60 km2, chỗ rộng nhất khoảng 6 km, ăn sâu vào nội địa chừng 12 km, thông với biển bởi một cửa rộng khoảng 3 km. Phần lớn vịnh có độ sâu từ 18-32 mét, tàu trên 3 vạn tấn có thể vào bất cứ lúc nào. Vịnh có ưu điểm là chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển (cảng Hải Phòng cách 18 giờ). Thủy triều trong vịnh khá đều đặn, hằng ngày hai con nước lên xuống tương đối đúng giờ. Đặc điểm hải dương này có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và kỹ thuật hàng hải. Về địa chất hải dương, đáy vịnh gần như bằng phẳng, cấu tạo bởi loại cát pha bùn khá chắc, thuận tiện cho việc thả neo. Vịnh Cam Ranh được bán đảo che chắn nên khá kín gió, là nơi trú bão tốt cho tàu thuyền. Phía ngoài vịnh có một số đảo và cù lao án ngữ, trong đó có điểm cao thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống đèn biển và ra-đa hàng hải.

    Bán đảo Cam Ranh dài khoảng 12 km, với hơn 10.000 ha rừng, hồ nước ngọt lớn và nhiều bãi tắm tuyệt đẹp, trong đó nhiều bãi tắm có thể khai thác quanh năm. Với phong cảnh nên thơ, bán đảo Cam Ranh được xem là nơi có tiềm năng du lịch lớn. Trên bán đảo có 1 đường băng sân bay (dài 3.045m rộng 45m), 3 đường lăn sân đỗ dài từ 600m đến 1.200m, rộng từ 250m đến 280m) có thể tiếp nhận cùng lúc 10 máy bay vận tải cỡ lớn. Hệ thống đường sá, kho bãi, hạ tầng kỹ thuật trên bán đảo rất thuận lợi cho việc xây dựng một đặc khu kinh tế.

    Sự kiện "đánh thức" sân bay Cam Ranh tác động rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội ở Khánh Hòa và các tỉnh thành lân cận như Ninh Thuận, Phú Yên, Đắk Lắk... Ông Phạm Văn Chi - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết: "Đối với khu vực bắc bán đảo Cam Ranh, chủ trương của tỉnh Khánh Hòa là cơ bản phát triển các khu du lịch, dịch vụ cao cấp. Dọc trục đường nam đèo Cù Hin đến sân bay Cam Ranh vừa được hoàn thành, đất đã được phân lô cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư. Tương lai, dọc theo bãi biển sẽ có rất nhiều nhà cao tầng quy mô mọc lên, đi kèm với các khu du lịch cao cấp 4 sao và sẽ có hai công viên phục vụ khách vui chơi, giải trí, tắm biển...”.

    UBND tỉnh Khánh Hòa cũng vừa thông qua quy hoạch khu biệt thự cao cấp ở cửa ngõ phía bắc bán đảo Cam Ranh. Khu biệt thự này nằm phía tây khu du lịch Bãi Dài, diện tích 120,2 ha; quy mô 3.600 người; đất xây dựng mỗi biệt thự từ 500m2 đến 1.000m2; độ cao trung bình từ 1,9 tầng đến 2,1 tầng; đối với các công trình như công viên, khu cây xanh, trung tâm thể thao, trung tâm thương mại, mật độ xây dựng quy định từ 10% đến 15%... Ngoài ra, dọc theo đầm Thủy Triều có khu dân cư và tái định cư Cam Hải Đông, diện tích 162,3 ha; phía đông khu dân cư này sẽ có con đường cao tốc với chỉ giới 60 mét

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]


    VIỆT NAM TUYÊN BỐ KHÔNG SỬ DỤNG VỊNH CAM RANH VÀO MỤC ĐÍCH QUÂN SỰ-HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHO VỊNH CAM RANH
     
  3. Trà My

    Trà My New Member

    Tham gia ngày:
    25/8/08
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chào bạn , mình là thành viên mới, mình cũng ở Cam Ranh đó, rất vui vì bạn đã post một bài về CR , nhưng bạn có biết tại sao CR giàu tiềm năng , nhiều tài nguyên , đang có nhiều quy hoạch định ra ,...vậy mà giờ này Cam Ranh vẫn dường như im hơi lặng tiếng, chưa thực sự phát triển hết tiềm năng sẵn có không?Các dự án thì quy hoạch treo, ô nhiễm môi trường...
     
  4. vthuynhduy

    vthuynhduy New Member

    Tham gia ngày:
    30/4/09
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xin chào, tui là thành viên mới, tui cũng yêu thích Cam Ranh, chỉ tội mỗi lần đi tàu phải ra tới Nha Trang, rồi đi xe ngược lại hixx, cũng hơi phiền. Mỗi lần ra Cam Ranh là tui o Khách sạn Phát Minh, dc: 16 đường số 2 đóa!!! chúc 30/4 vui ve....
     
  5. Cơ Băng Nhạn

    Cơ Băng Nhạn New Member

    Tham gia ngày:
    2/5/09
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Vân Phong phía Bắc, Cam Ranh phía Nam hợp cùng với TP Nha Trang làm nền kinh tế Khánh Hòa phát triển như ngày nay.
     
  6. que_anh_13289

    que_anh_13289 New Member

    Tham gia ngày:
    10/10/09
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    cha nghi ma cung dung that o dau ma chang co nhung canh nhu vay. cho lam wen nha minh cung dang o sai gon ne
     
  7. longntt105

    longntt105 Moderator

    Tham gia ngày:
    24/5/09
    Bài viết:
    10,238
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    38
    Cam ranh ..gẮng liỀn vỚi kÝ Ức mÌnh 1 chuyỆn tÌnh cẢm rẤt ĐẸp ĐÃ qua lÂu lẮm rỒi .....i miss cam ranh !
     
  8. vienkeongot

    vienkeongot Active Member

    Tham gia ngày:
    13/3/09
    Bài viết:
    1,219
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    38
    ôi Cam Ranh nhớ quá đi thôi.
     
  9. chulun

    chulun New Member

    Tham gia ngày:
    9/10/09
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình là dân Cam Ranh chính góc nè. có ai muốn ra Cam Ranh chơi thì alo mình trợ giúp cho.....hehehehe.....
    0128 596 2235 hoac 0908 131 545:read:
     
  10. TrongGia

    TrongGia Bộ phận kỹ thuật NTC

    Tham gia ngày:
    24/7/08
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    đồng hương camranh đây :ramatntc:
     
  11. tuan_vhnt

    tuan_vhnt New Member

    Tham gia ngày:
    7/1/09
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    cam ranh thật tiềm năng, về bán nhà ra cam ranh sống thui bà con
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/2/10
  12. amiami

    amiami New Member

    Tham gia ngày:
    17/5/09
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    i love Cam Ranh =>.<=
     
  13. ntc007

    ntc007 New Member

    Tham gia ngày:
    31/12/09
    Bài viết:
    862
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    cam ranh có siêu thị Coopmark , nhatrang chưa có :shout:
     
  14. toingannamdoi

    toingannamdoi New Member

    Tham gia ngày:
    21/1/10
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Có không vậy? Mới biết đó nha.
     
  15. desperados13

    desperados13 New Member

    Tham gia ngày:
    13/11/09
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Cam Ranh thì thật tiềm năng, nhưng nó cứ mãi là tiềm năng thôi. Mấy bác ở trên cao vẫn còn e ngại lắm, chỉ tội cho người dân Cam Ranh suốt đời lam lũ với nghề biển là chính. Tết vừa rồi ra thăm bạn ở CR, thấy chẳng khác gì 5 năm trước là mấy. :dungnoinua:
     
  16. chinhhang_giatot

    chinhhang_giatot New Member

    Tham gia ngày:
    31/3/10
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    rát nhiều tiềm năng, sắp tới có mấy chiếc kilo đậu nữa
     
  17. TraanfPhiVux

    TraanfPhiVux Member

    Tham gia ngày:
    13/6/10
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Vịnh Cam Ranh - Cảng biển quân sự chiến lược của Việt Nam :smackbottom222:
     
  18. minhcuongtdh50

    minhcuongtdh50 Member

    Tham gia ngày:
    21/9/10
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    up cho Cr quê tôi nào.Ai mún chiêm ngưỡng cr thi zô này nha^^ camranhonline.org
     
  19. boyaction99

    boyaction99 Member

    Tham gia ngày:
    23/1/11
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Nghề nghiệp:
    Cán bộ
    cam ranh ngày trứoc em từng ở đây mà!hum nay mới được bik rõ ràng như vậy!hân hạnh được làm quen với bạn:ngaynoel::indian:
     
  20. Danh san

    Danh san Member

    Tham gia ngày:
    1/2/10
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    bom bokm bom len len cho thông tin cháy sáng