Đối tác - Liên kết

Bắt bệnh đồ điện gia dụng

Thảo luận trong '7. Thiết bị điện - Điện gia dụng - điện tử' bắt đầu bởi hoangducseo, 14/6/11.

  1. hoangducseo

    hoangducseo Vi phạm nội quy

    Tham gia ngày:
    13/10/10
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    SGTT.VN - Nhiều thiết bị điện như: lò vi sóng, máy hút khói, bình thuỷ điện, BEP TU, Noi Com Dien tử, Bình đun siêu tốc , MAY SAY TOC, máy hút bụi… có thời gian bảo hành từ một đến hai năm. Nhưng rồi cũng phát sinh hư hỏng lặt vặt, người sử dụng cần nắm một số “bệnh” thường gặp để khỏi phải lúng túng.

    Nhận diện “bệnh”

    Nồi cơm điện sau một thời gian sử dụng thường bị hư lồng nồi do tróc men chống dính… Ảnh: Lê Hồng Thái
    Theo các kỹ thuật viên sửa chữa điện gia dụng nhận định thì có rất nhiều bệnh lặt vặt quanh đồ điện gia dụng. Chẳng hạn, máy nước nóng trực tiếp bị hư mạch điều khiển, loại nóng gián tiếp thì dùng khoảng hai đến ba năm sẽ có hiện tượng bị rò rỉ bình chứa nước. Bếp gas dùng hơn một năm thì ống dẫn cao su mất đàn hồi và khoá gas tự động cũng “lờn” nên gây thất thoát gas. Máy xay sinh tố, máy ép đa năng dùng liên tục hoặc nhiều thì lưỡi dao bị mòn, hoặc cháy môtơ. Nồi cơm điện bị hư lồng nồi do tróc men chống dính… Khi phát sinh “bệnh” lặt vặt với đồ điện gia dụng cần phải liên hệ với trung tâm bảo hành sản phẩm nhờ hỗ trợ sửa chữa, thay thế linh kiện.

    Tuy nhiên, không phải sản phẩm điện gia dụng nào cũng có thể tìm kiếm linh kiện dễ dàng. Đặc biệt là những sản phẩm có thời gian trên năm năm. Chẳng hạn như máy hút khói của Electrolux dùng từ 5 năm trở lên thì khó tìm được lõi than hoạt tính khử mùi, khử độc để thay thế do nhà sản xuất không còn linh kiện hỗ trợ cho dòng sản phẩm cũ.

    Lò vi sóng sử dụng phím điện tử thì sau khoảng vài năm sử dụng sẽ có hiện tượng phím bấm lờn, và thỉnh thoảng các trung tâm bảo hành cũng khó có sẵn linh kiện, phải mất thời gian chờ đợi nhập linh kiện từ nước ngoài về. Bếp điện từ nếu dùng liên tục ở công suất lớn sẽ có hiện tượng hư IC điều khiển nhiệt, mặt bếp bằng kiếng do va chạm dễ bị nứt, bể…

    Sử dụng thiết bị hợp lý

    Với bếp điện từ, hiện được sử dụng nhiều trong các gia đình. Ông Chủ Thọ, phó giám đốc dịch vụ điện tử Thanh Sơn, nhận xét: bếp điện từ thường hay bị bể mặt kiếng và hư hỏng con IC điều khiển nhiệt. Những loại bếp giá rẻ như Midea, Gali, Blacker… thì dễ dàng thay thế vì linh kiện, mặt kiếng… đều có thể tìm thấy trên thị trường. “Nhưng với những loại bếp từ cao cấp của Philips, Sanyo, Electrolux thì tìm linh kiện khó hơn, giá khoảng 600.000 – 800.000 đồng/món, mà không phải lúc nào cũng có hàng để thay thế”.

    Ông Nguyễn Văn Lý, trưởng phòng sửa chữa điện gia dụng Fimexcare, cho rằng: các thiết bị điện gia dụng mới khi hư chủ yếu thay thế linh kiện, giá từ 160.000 – 300.000 đồng/món. Nồi cơm điện hư nam châm cảm biến nhiệt, máy sinh tố cháy môtơ, ấm đun siêu tốc thì thay kim nhiệt khi có hiện tượng đun sôi liên tục không ngắt… “Nói chung là những đồ điện gia dụng dùng lâu ngày sẽ bị ảnh hưởng do công suất sử dụng và dòng điện không ổn định”.

    Chẳng hạn như với bếp điện từ, khách hàng thường muốn nấu nhanh nên điều chỉnh công suất tối đa ở mức 1.800 – 2.100W mà nguồn điện nơi sử dụng không ổn định, lên xuống ở mức 200 – 220V thì nguy cơ hư IC điều khiển nhiệt là 90%. Do vậy để sử dụng lâu bền nên dùng bếp điện từ cũng như những thiết bị khác ở công suất vừa phải, không nên dùng công suất tối đa liên tục.

    SẢN PHẨM NHÀ BẾP | SẢN PHẨM LÀM ĐẸP | SẢN PHẨM CHĂM SÓC MÔI TRƯỜNG | SẢN PHẨM CHĂM SÓC QUẦN ÁO.