Đối tác - Liên kết

Hình ảnh Những người phụ nữ cuối cùng của tục bó chân

Thảo luận trong 'Xóm nhà lá' bắt đầu bởi Matmeo7979, 25/5/17.

  1. Matmeo7979

    Matmeo7979 Super Moderator

    Tham gia ngày:
    20/2/08
    Bài viết:
    8,333
    Đã được thích:
    305
    Điểm thành tích:
    83
    Nghề nghiệp:
    Chuyên mua bán trao đổi sửa chữa Smartphone và MTB
    Nếu như cách đây khoảng 100 năm ở Việt Nam phổ biến với tục nhuộm cho hàm răng thành màu đen, thì ở Trung Quốc phổ biến [FONT=Helvetica, Arial, sans-serif]tục bó chân[/FONT], tức là bó cứng bàn chân lại cho nó nhất có thể. Lúc đó người ta quan niệm nếu người nữ trưởng thành có bàn chân dài 7-8cm là đạt tỷ lệ vàng, đạt 10cm là tỷ lệ bạc. Bạn còn nhớ bà mẹ kế của Lọ Lem bắt 2 đứa con gọt gót chân để ướm chiếc giày của Lọ Lem chứ? Với kích thước bàn chân như thế này thì dư sức ướm cả 2 chân cùng lúc vô chiếc giày chứ đừng nói là chỉ 1 chân.

    Dưới đây là [FONT=Helvetica, Arial, sans-serif]hình ảnh[/FONT] bàn chân bị bó từ lúc nhỏ của bà Zhou Guizhen, năm nay 86 tuổi, sống ở làng Liuyi, tỉnh Vân Nam.

    [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]

    Được biết, tục [FONT=Helvetica, Arial, sans-serif]bó chân[/FONT] xuất hiện tại một số vùng ở Trung Quốc khoảng 1000 năm trước, mãi đến năm 1911 mới bị chính quyền cấm bởi hậu quả mà nó để lại cho bàn chân của người phụ nữ. Người xưa cho rằng bàn chân nhỏ là biểu tượng của sự quý phái, chân càng nhỏ sẽ càng đi đứng gọn gàng uyển chuyển và dễ gả về nhà giàu có, vì vậy mà nữ giới phải đạt được điều này.

    Có vẻ như bàn chân nhỏ gọn như vầy thì rất hợp với môn múa ba lê nhỉ? Trong ảnh là nhóm trẻ em nữ đang tập múa ở Bắc Kinh năm 1934.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Những ngón chân bị bẻ gãy cho quặp vô lòng bàn chân

    Một số giải thuyết khác cho rằng khi bó chân, tiết diện bàn chân nhỏ hơn bình thường sẽ khiến người phụ nữ phải sử dụng nhiều lực ở đùi hơn để giữ thăng bằng và di chuyển. Lâu ngày sẽ làm vùng mông và chậu khỏe hơn, giúp chồng có khoái cảm hơn khi "ấy ấy".

    [​IMG]

    Khi đứa bé gái lên 4 lên 5, ba mẹ của chúng sẽ thực hiện việc bó chân. Bàn chân của đứa bé sẽ bị bẻ gãy cho các ngón chân quặp vô nhau, thậm chí là gấp đôi lại như tờ giấy, các ngón chân gập xuống lòng bàn chân.

    [​IMG]

    Người ta thường chọn mùa đông là lúc làm nghi thức này để lợi dụng cái lạnh buốt của mùa đông giúp đứa trẻ bớt đau đớn vì bàn chân bị bẻ gãy.

    [​IMG]
    Bàn chân bình thường và bàn chân bị bó

    [​IMG]
    Hình chụp X-quang của bàn chân bị bó

    Khi lớn lên, bàn chân của đứa trẻ vẫn phát triển, có lúc người ta phải cắt bớt những mẫu thịt dôi ra để cho bàn chân được gọn gàng. Vì phải luôn bó chân để hạn chế tối đa sự phát triển của bàn chân mà tình trạng phổ biến là chân của đứa bé nào cũng bị nhiễm trùng và mưng mủ. Nhưng mỗi tuần chỉ được tháo băng ra 1-2 lần để rửa chân mà thôi.

    [​IMG]

    P/s: Mình nhớ đọc ở đâu đó truyện các quan hay lấy hài của thê thiếp để uống rựu và khoe chân nhỏ của thiếp nữa

    Cập nhật:
    Một người bạn nói với mình rằng:
    Tục bó chân kết thúc ở Trung Quốc
    Nhưng tại Việt Nam thì những người phụ nữ con của những người Trung di cư
    Vẫn còn tục này nhé.
    Mẹ của bạn ấy cũng là người lúc nhỏ bị bó chân, Những nhà người Hoa bạn ấy biết cũng có
    Bó chân của người Việt đỡ nặng nề hơn, là một hình thức giữ nền văn hoá

    Cũng dùng vải bó nhưng chỉ giúp bàn chân phụ nữ nhỏ gọn hơn bình thường thôi chứ không hà khắc như bên TQ

    Theo Independent; TheSun, Gettyimages
     
  2. AnDen

    AnDen "Trùm Cuối!!!"

    Tham gia ngày:
    16/7/07
    Bài viết:
    4,364
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    63
    Sau một thời gian dài đôi chân được định hình giống...đôi giày.
    Có những tục lệ thời xưa làm cho con người đau đớn khốn khổ nhưng họ không bỏ được do hai chữ "truyền thống", truyền từ đời này tới đời khác.