Đối tác - Liên kết

Hội Chơi Cá Betta-Guppy [cá betta kiểng-cá đá(chọi)-7Màu]

Thảo luận trong 'Khu vực Hội, Nhóm' bắt đầu bởi hai141195, 25/5/11.

  1. hai141195

    hai141195 New Member

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Theo lời của mấy sự huynh ...hôm nay mìg chính thức chuyển từ "Club betta fish" thành "Cá lia thia (cá chọi, cá đá, cá Xiêm) - Betta" vì ít ai biết đến cái tên "Ăng-lê" của nó..:cuoisunrang::cuoisunrang:
    *)Hội còn xác nhập thêm 7 màu - guppy nữa ..

    AE.. liên hệ A Quang 0905573797 để biết chỗ off chính xác nha ...
    Ace off giao lưu .. đừng có ngại hay sợ phiền nhá .. ​



    Mở đầu topic ...mình post mấy cái này ...ae xem chơi nha ^^

    Cách phân biệt các dòng cá Betta (theo hình dạng đuôi)
    Đã có rất nhiều tranh luận về cách phân loại các dòng, loại cá betta; bởi vì betta là loài cá thật là đặc biệt: người ta liên tục tạo ra các loại betta màu sắc mới, kiểu hình mới. Và cuối cùng, người ta thống nhất rằng cách phân loại cá betta tốt nhất là dựa theo hình dạng đuôi. Cách phân loại này đã được sử dụng từ lâu và được quy định thành chuẩn quốc tế.

    Tôi xin tóm lược những đặc điểm chính của từng kiểu đuôi cá betta và sử dụng một số hình ảnh sưu tầm để minh họa cho các bạn dễ hình dung:
    1 - Plakat truyền thống bất đối xứng - Asymmetrical Traditional Plakats (Trad.PK)
    [​IMG]
    Đặc điểm:
    Cạnh đuôi bo tròn hoặc đuôi hình Ách Bích (có chóp nhọn ở giữa chót đuôi). Tia đuôi chia tối đa 2 nhánh.
    Thân mình dài.
    Vây hậu môn dài và có chóp nhọn kéo dài.
    Kì dài, mảnh.
    Vây lưng hẹp, cạnh tròn hơi dài.
    Đuôi, vây lưng & vây hậu môn có thể có khoảng hở.
    [​IMG]
    2 - Plakat hiện đại bất đối xứng - Asymmetrical Show Plakats (Asymm. Show PK)
    [​IMG]
    Đặc điểm:
    Đuôi có hình dạng nửa hình tròn, cạnh đuôi sắc (hình chữ D), tia đuôi >= 4
    Thân hơi ngắn, tròn trĩnh hơn PK truyền thống.
    Vây hậu môn hình thang, không quá nhọn và dài.
    Kỳ khá dài nhưng có bản rộng.
    Vây lưng khá rộng, cạnh sắc, hơi ngắn.
    Đuôi, vây lưng & vây hậu môn không có khoảng hở.
    [​IMG]
    3 - Plakat đối xứng - Symmetrical Plakats (Symm. Show PK)
    Đây là dòng cá người ta đang hướng tới và hiện nay nó rất rất hiếm có trong thực tế.
    [​IMG]
    Đặc điểm:
    Đuôi có hình dạng nửa hình tròn, cạnh đuôi sắc (hình chữ D), tia đuôi >= 4
    Thân ngắn, tròn trĩnh.
    Vây hậu môn ngắn, độ dài đầu vây cuối vây gần như bằng nhau. Cần lưu ý đây chính là đặc điểm khó đạt nhất của Plakat đối xứng.
    Kỳ ngắn, bản rộng.
    Vây lưng rộng, cạnh vây sắc, ngắn.
    Đuôi, vây lưng & vây hậu môn xếp chồng lên nhau tuyệt đối không có khoảng hở, điều kiện lý tưởng là các đường biên liền lạc với nhau tạo thành một cung tròn.
    [​IMG]
    4 - Nửa vầng trăng - Halfmoon (HM)
    Đây là dòng cá ai nhìn vào cũng có thể phân biệt được ngay dựa vào bộ đuôi dài, dáng yểu điệu đặc thù
    [​IMG]
    Đặc điểm:
    Đuôi có hình dạng nửa hình tròn, cạnh đuôi sắc (hình chữ D), tia đuôi >= 4
    Thân mình dài.
    Vây hậu môn dài bằng đuôi, độ dài đầu vây cuối vây gần như bằng nhau.
    Kỳ dài, bản khá rộng.
    Vây lưng rộng, dài bằng đuôi.
    Đuôi, vây lưng & vây hậu môn xếp chồng lên nhau tuyệt đối không có khoảng hở, điều kiện lý tưởng là các đường biên liền lạc với nhau tạo thành một cung tròn.
    Chiều dài đuôi, vây lớn hơn 2/3 chiều dài thân (lý tưởng là bằng) trong khi ở plakat chiều dài đuôi tối đa 1/3 thân, vây lưng và vây hậu môn không được rộng hơn thân.
    [​IMG]

    Sự khác nhau giữa các loại khá rõ ràng phải không bạn? Tuy nhiên đây chỉ là hình minh hoạ những nét đặc trưng nhất, cơ bản nhất. Thực tế thì đa phần những chú cá ở "giữa giữa", trung gian giữa dòng này và dòng kia. Bởi vậy để phân loại chính xác thì bạn cần phải tìm hiểu nhiều và cũng cần có kinh nghiệm nữa

    Cũng cần lưu ý thêm, khi nói tới Halfmoon Plakat (HMPK) là ý muốn nói tới cả 2 loại: Plakat hiện đại bất đối xứng và Plakat đối xứng.

    Ngoài ra, còn có những dòng cá betta khác người đa cũng đưa thành chuẩn nhưng không dùng để phân loại bởi vì những dòng này có ở tất cả các dạng đuôi:

    Betta rồng (dragon): Những chú betta có bộ vảy dày, đục nổi rõ trên thân.
    Betta khổng lồ (giant): Những chú betta to lớn có chiều dài thân >= 6.5 cm.
    Betta đuôi tưa (crowntail / CT): Những chú betta có đuôi, vây phân chia thành nhiều tia đuôi nhỏ thứ cấp.
    Betta hai đuôi (doubletail / DT): Những chú betta có hai đuôi thay vì 1 như betta thường, vây lưng rộng bằng vây hậu môn.
    Betta đuôi hoa (rosetail / RT): Những chú betta có đuôi "dún", xếp chồng lên nhau giống như cánh hoa.

    Các dòng trên còn có thể kết hợp với nhau tổ hợp nên vô vàn những loại betta phong phú và đa dạng.

    Một số loại betta Rồng

    + Rồng đỏ (Red Dragon)
    [​IMG]
    Thân cá có các lớp sắc tố màu trắng đục phủ rất dày bao phủ kín thân và nắp mang có khi lên trên đầu (full), một số có ánh kim làm nổi bật nền trắng của cá. Các vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn (có khi lên tới vây bơi) đều có màu đỏ với các màng chia đuôi màu trắng ánh kim. 1 con rồng đỏ đẹp khi các vây của cá mang 1 màu đều như nhau và tách biệt rõ với màu thân cá
    Rồng Cam (Orange Dragon)
    [​IMG]
    Cũng giống như rồng đỏ, cá rồng cam cũng có các lớp trắng phủ trên thân và vây bơi màu cam, tuy nhiên do đây là giống rất mới, các nhà lai tạo đang trong quá trình làm ổn định màu cam nên 1 con rồng cam xuất sắc hiện vẫn còn là mơ ước.
    + Rồng vàng (Gold Dragon)
    [​IMG]
    Rồng vàng căn bản được tạo thành 1 cách nhanh chóng nhờ gen nr (gen mất đỏ) xuất hiện đồng hợp lặn trong 1 con cá betta rồng đỏ, người ta có thể tiến hành lai tạo betta rồng đỏ bằng nhiều cách từ những chú betta rồng có sẵn. Cá betta rồng vàng có màu thân vàng và lớp vảy trắng đục hay trắng ánh kim rất đẹp, riêng betta rồng vàng và rồng trắng có bộ vây cùng màu sắc với thân, ở đây cá betta rồng vàng có vây lưng ,đuôi,vây bụng,ngực và vây hậu môn màu vàng
    + Rồng trắng (White Dragon)
    [​IMG]
    Cách sắp xếp sắc tố như rồng đỏ và rồng vàng nhưng khác nhau bởi màu sắc của các vây và kỳ. Các vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn mang màu trắng.
    + Rồng đen (Black Dragon)
    [​IMG]
    Một giống rồng đang rất "hot" rất được nhiều người săn tìm bởi nét đẹp "lạnh lùng" nhưng sang trọng của nó. Thân cá có các lớp sắc tố màu trắng đục phủ rất dày bao phủ kín thân và nắp mang có khi lên trên đầu (full), và trên lớp trắng đó là 1 lớp ánh kim dày màu tối, đó là nền của màu Black Copper.Điểm khác biệt lớn của rồng đen hiện tại là các vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn đều có màu đen với các màng chia đuôi mang màu sắc của thân cá. 1 con rồng đen đẹp khi các vây của cá mang 1 màu đen đều như nhau và tách biệt rõ với màu thân cá.
    + Rồng xanh (Green hay Blue Dragon)
    [​IMG]
    Cách phân bố màu sắc cũng như rồng đỏ và các loại khác tuy nhiên trên thân cá phía trên lớp trắng đục rất dày lại phủ lên thêm 1 lớp ánh kim : màu green, turquoise, steel, royal blue... làm cho rồng xanh thêm nét quyến rũ.Các tia vây màu đỏ nằm xen lẫn các màng vâyi màu xanh ngọc tạo nên sự hài hòa và tăng thêm nét độc đáo của nó. Một số con có lớp ánh kim dày phủ lên cả mắt nhìn rất đẹp
    + Rồng xanh dương viền đen (Black Lace Dragon)
    [​IMG]
    Đây là một trong những chú cá tham gia trong quá trình tạo ra rồng đen, Rồng Black lace có thân màu Blue nằm trên lớp trắng đục dưới vảy và nền đen căn bản của dòng Black Lace, các vây cá viền đen đậm xung quanh các tia vây màu blue
    + Rồng ánh đồng (Copper Dragon)
    [​IMG]
    Copper Dragon có sự phân bố màu sắc như Black Dragon nhưng thay vào đó các sắc tố đen ở vây và thân sẽ mang màu đỏ sậm.
    + Rồng ánh đồng hơi mù tạc (Copper Gas Dragon)
    [​IMG]
    Một cặp gen nr đã làm thay đổi 1 chú Copper Dragon thành Copper Gas Dragon, thay vì màu đỏ của vây với các tia vây màu copper thì chú cá này mang màu vàng của màng vây và tia vây mang màu copper
    + Rồng hơi mù tạc (Mustard Gas Dragon)
    [​IMG]
    Gen Mustard Gas tái tổ hợp lặn trong cơ thể 1 con cá Betta rồng làm cho nó có màu Mustard Gas và mang vảy rồng. Lớp sắc tố màu Blue (hay Green) phủ trên lớp trắng dày trên thân và các màng vây màu vàng làm cho nó có sự tương phản rõ rệt.

    Nguồn : betta.ketviet.com(tại có mem của Sg.... k giám cướp bản quyền =)))
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/10/11
  2. phunguyenlaptop

    phunguyenlaptop New Member

    Tham gia ngày:
    28/10/09
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    dạ anh Hải cho em xin 1 vé
    Tên(biệt danh): Phú
    Njck 4rum: phunguyenlaptop
    Yahoo: phunguyenlaptop
    Sđt:0908434547
     
  3. hai141195

    hai141195 New Member

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    lên chức ^^! ..tínnh luôn vé đăng cai của bác Khánh là 2 vé ...còn ai nữa không :ty2:..gom mem lại ..off 1 lần cho khí thế nào :drum: các bạn hồi giờ chưa off cứ mạnh dạng nhák...:D.. e cop bài này bên ketviet.. ae xem và chém ...

    Phân loại một số màu sắc và tên gọi
    1. Về màu đơn sắc : cá chỉ có một màu duy nhất trên cơ thể, không xen màu khác vào, màu này thể hiện đều từ thân đến các vây
    + Màu thịt hay trong suốt (Cellophane)
    [​IMG]
    Màu này cơ bản được coi như là không có màu gì cả. Bộ vây trong suốt và thân mình có thể nhìn thấy thịt của cá. Bộ vẩy của cá không có sắc tố màu.
    + Màu trắng phấn (Pastel)
    [​IMG]
    Cá có thân trắng tuy không dày nhưng nhìn mịn như phấn, vây hơi trong phía cuối vây và trắng ở các gốc vây nhiều hơn
    + Màu trắng đục (White Opaque)
    [​IMG]
    Màu này được tạo ra bởi Dr. Gene Lucas. Hầu hết dòng cá có màu đục đều không thật sự trắng (có pha tạp rất ít màu khác). Để được xem là màu trắng đục, loài cá này phải có lớp màu thuần, đặc, không loang lổ, không trong suốt. Gien trắng đục (Op) được thừa kế từ cá Betta cổ xưa.
    Màu trắng đục nhưng không hẳn phải là màu trắng. Do được kế thừa trực tiếp từ cá Betta cổ xưa, thực chất màu trắng đục có 3 loại: trắng đục xanh kim loại, trắng đục xanh lục và trắng đục xanh hoàng gia. Màu trắng đục ngày nay thực chất là màu trắng đục xanh kim loại (Steel Blue). Màu trắng đục xanh lục(Green) và màu trắng đục xanh hoàng gia(Royal Blue) phát triển thành dòng có màu ánh xanh lục, xanh lam nhiều hơn là một màu trắng tinh khiết.

    MÃ GIEN
    Để tạo nên màu trắng đục ngày nay gồm có các loại gen: C, bI, Si, Nr, Op
    + C : Gien Campuchia làm mất màu ánh xanh, tạo cho cơ thể cá một màu trắng thuần.
    + bI : Gien điều tiết tế bào sắc tố xanh, làm tạo nên chất óng ánh bạc.
    + Si : Gien giúp loan tỏa các tế bào mang chất iridocyte (đã giới thiệu ở trên).
    + Nr : Gien khắc đỏ, làm cho cá không bị nhiễm các tế bào hồng sắc.

    + Màu trắng ánh kim (White Platium)
    [​IMG]
    Đây là 1 dạng cá trắng như trắng đục nhưng thay vì đó nó có mang thêm 1 lớp ánh kim loại phủ bọc bên ngoài nhìn lóng lánh hơn
    + Màu xanh thép hay xanh kim loại (Steel Blue - bIbI)
    [​IMG]
    Cá màu xanh thép có vai trò quan trọng trong lai tạo dòng trắng opaque và dòng melano
    + Màu xanh dương (Royal Blue - BIbI)
    [​IMG]
    [​IMG]
    Màu của đội bóng thiên thanh này rất được các bác nhà ta chuộng, nhất là dân IT, cơ khí (không biết nói vậy có đúng ko nữa.^^). Màu này được tạo ra khi chúng ta cho lai màu Steel và màu Green hay Turquoise với nhau.
    + Màu xanh ngọc, xanh lá, xanh lam (Green ,Turquoise - BIBI)
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cá có màu Green tuy không sáng như màu Blue tuy nhiên dưới ánh đèn màu sắc của cá rất nổi bật.
    + Màu đỏ (Red)
    Màu đỏ thường hay có một ít sắc tố đen trên mình cá do đó nhìn giống như loại nhiều màu (bi-color) với thân mình đỏ/đen và vây đỏ. Hiện nay người ta cố tạo ra một dòng cá đỏ từ đầu đến đuôi, dòng cá này sẽ đẹp hơn và ít nhiều có mang gen cá Cambodian

    Về dòng cá màu đỏ này, về hình dạng chúng ta có thể trông thấy rất nhiều cá đỏ tuy nhiên đa số cá chúng ta thấy hiện nay chỉ là cá đỏ Cambodian. Những khái niệm như Extended Red, Super Red hay Red Cambodian... mà chúng ta hay nghe thực sự là rất phức tạp, mỗi tên gọi đều thể hiện một dòng cá và kiểu gen riêng nên mình xin giải thích về màu đỏ trong bài viết khác,
    + Màu cam (Orange)
    [​IMG]
    Cá Betta màu cam cũng là một trong 2 dạng phát triển chính từ giống cá Betta khắc đỏ. Gien khắc đỏ (nr-o) làm cho chúng vẫn giữ lại được nhiều sắc đỏ hơn là gien (nr) của giống vàng khắc đỏ. Thường thì nhóm này có một màu cam như màu của quả bí ngô, tuy nhiên, màu cam này không thể bền lâu cùng năm tháng.
    Qua thực nghiệm, người ta đã thấy rằng 2 cá Betta lai tạo với nhau sẽ bị bạc dần màu đi. Và để tránh việc ấy, người ta mang cá Betta cam khắc đỏ nhân giống với giống cá cam-đen, giúp làm tăng lên những tế bào hắc tố xen kẽ tế bào Betta cam, tạo nên được màu cam đậm sắc như thế hệ ban đầu.
    + Màu vàng (Yellow)
    [​IMG]
    Một số giống cá được chia ra từ nhánh Betta vàng khắc đỏ này (non-red yellow Betta) là:
    - Vàng loại 1 (Yellow type 1): Mang màu vàng nhạt.
    - Vàng loại 2 (Yellow type 2): Một màu vàng sặc sỡ hơn loại 1.
    - Vàng dứa (Pineapple betta): Những chú cá này là con của loài cá Betta đỏ loang rộng kết hợp với một trong hai loại vàng trên. Màu vàng dứa này được định nghĩa là “không sạch” (non-clean) vì chúng có những đốm đen thừa hưởng từ bố mẹ. Những đốm đen này trông như mắt dứa nên giống màu này mới có tên là vàng dứa.
    [​IMG]
    + Màu vàng ánh kim (Gold)
    [​IMG]
    Đây cũng là 1 loại cá mang gen khắc đỏ (nr-g) ngoài màu vàng cá còn có thêm lớp ánh kim dày trên thân và vây làm cho cá sáng lóng lánh như gold.
    + Màu đồng (Copper)
    Một màu kim loại óng ánh mới nhất, những con Betta mang màu này trong tự nhiên đều thể hiện ít nhiều màu vàng. Hiện nay màu này có thể là vàng sáng, màu đồng xậm, đỏ vàng đồng xậm và cả màu tía đồng nữa. Đây là một màu lộng lẫy nhưng màu thật sự của cá chỉ nhận ra được khi có ành sáng trực tiếp chiếu vào cá. Cá mang màu copper là gen trội vì vậy khi lai với các cá thể khác chúng ta sẽ nhận được đa số cá con có sắc tố đồng trên cơ thể. Tuy nhiên nếu chúng ta tiếp tục lai các cá thể màu này với nhau đến F3, F4 chúng ta sẽ thấy rõ sự nhạt màu bắt đầu xuất hiện trên cá con.
    [​IMG]
    - Màu đồng ánh vàng (Copper Gold)
    [​IMG]
    Màu này sẽ được tạo thành khi ta làm sạch lớp đỏ của cá nằm phía dưới lớp ánh đồng trên thân và vây cá.

    - Màu đồng ửng đỏ (Copper Red)
    [​IMG]
    Màu Red Copper dễ dàng được tạo ra nếu trong tay chúng ta có 1 con cá màu copper, khi lai với đa số cá thể khác màu như vàng, xanh-đỏ, ... chúng ta có thể nhận lại được ở đời sau màu red copper này.

    - Màu đồng đen ( Copper Black)
    [​IMG]
    Cũng giống như Red Copper nhưng thay vào đó các sắc tố đỏ bị loại bỏ (hay bị đè lên) và thay vào đó là màu đen. Từ dòng Black copper này có thể làm thành dòng cá màu "Đen nền Copper" hay làm ra cá Black Melano đẹp.
    + Màu đen Melano
    [​IMG]
    Ở Black Melano là màu đen thuần chủng, cá Betta có gien quyết định màu đen thật. Màu đen này không phải được tạo bởi sự đột biến (như do phóng xạ, do chứng nhiễm melanin – nhiễm hắc tố). Gien quyết định màu đen là gien lặn, chỉ được bộc phát khi có cặp gien : mm

    Do gien thuần đen là gien lặn. Điều này có nghĩa rằng khi một chú Betta thuần đen (Melano Black) được lai tạo với một chú Betta thường, sẽ cho ra thế hệ sau nhìn như loài Betta Multicolor. Những thế hệ Betta con này vẫn mang gien thuần đen, được gọi là Melano-geno (Mm - ẩn chứa tiềm tố gien thuần đen), tuy nhiên, chúng trông rất giống loài multicolor thường. Tính trạng thuần đen trở lại chỉ khi các thế hệ con này ép với nhau hay được ép với cá Betta mang gien thuần đen (mm).
    Tế bào hắc tố trong loài Betta thuần đen phát triển rất khác so với những loại gien đen đột biến hay gien đen hoang dã. Chúng tăng trưởng với số lượng lớn, chồng lấp lên nhau và trở nên rất vững chắc. Đây là lý do tại sao màu sắc của chúng thẫm hơn rất nhiều so với các gien đen khác. Màu đen thuần chủng có những vệt lốm đốm lan tỏa suốt vây làm chúng trông càng lúc càng thẫm hơn. Những vệt lốm đốm ấy là những nơi các tế bào hắc tố tích tụ, dồn cục lại.
    Bởi vì hầu như cá mái Betta thuần đen (mm) đều gặp khó khăn về sinh sản, phần lớn cá Betta mái màu xanh kim loại được thay thế để tiếp tục phối giống Betta thuần đen. Một cặp cá đực Betta thuần đen (mm) lai với cá mái Betta xanh kim loại sẽ cho ra một số thế hệ con mang gien tiềm tố thuần đen (Mm, Melano-geno) ở (F1). Khi nhân giống các thế hệ con (F1) mang gien Mm với nhau, ta sẽ có một phần cơ hội (tuy rất nhỏ) số lượng thế hệ (F2) mang gien tiềm tố thuần đen (mm). Tuy nhiên, cá Betta thuần đen ở (F2) sẽ mang một lượng (tuy không nhiều) các tế bào sắc tố xanh không mong muốn trong cơ thể
    + Màu đen tuyền (Super Black)
    Màu đen này chủ yếu được lai tạo dựa trên sự đột biến về sắc tố đen của cá, chúng ta có thể tạo ra 1 con super black bằng cách cho lai các cá thể nhiễm đen nhiều nhất trong bầy với nhau, sau vài đời cá con chúng ta sẽ làm ra được màu đen tuyền đẹp, tuy nhiên màu đen này ít nhiều ở các tia đuôi vẫn còn mang ánh kim.
    [​IMG]

    2.Cá nhị sắc hay hai màu (Bi-colour) : Thân cá một màu và đuôi cá 1 màu
    2.1 Dòng cá Cambodian (cc) : Cá cambodian là dòng cá rất quan trọng trong lai tạo, ngày nay chúng ta đón nhận những chú cá đầy màu sắc và rực rỡ chắc chắn không thể thiếu sự giúp sức rất lớn của dòng cá này.
    + Thân mình màu sáng (trong suốt) và bộ vây thường là màu đỏ (giống truyền thống của Campuchia) hoặc thỉnh thoảng là màu xanh biển hay xanh lá.
    + Đặc điểm nhận dạng của dòng Cambodian là các đốm đồi mồi hay xuất hiện trên đầu cá và dòng cá này thường có màu đỏ (ở đuôi và có khi lên cả thân) và khi lai với các dòng cá khác sẽ tạo ra 1 con cá có màu sáng, điểm nhận dạng dễ nhất các chú cá có mang gen Cambodian là thể hiện ở hình dạng cá có thân một màu đuôi một màu (bi-corlour)
    + Màu Cambodian là cá Betta mang màu đỏ thuần huyết hoặc màu đỏ lai tạo Cambodian, có vây và mình màu đỏ (tuy nhiên, một số trường hợp có cá cambodian màu xanh). Gien cá Cambodian quyết định việc vây cá có màu hay không có màu hay bị khử màu. Do đó, gien cá Cambodian, trong sinh vật học, được gọi là gien lặn, chỉ biểu hiện khi có 2 gien cc xuất hiện chung.
    + Cá đỏ Cambodian (Red Cambodian)
    [​IMG]
    Thân mình có màu sáng (màu thịt hoặc đỏ) và vây có màu đỏ (giống truyền thống của Campuchia)
    + Cá xanh dương hay xanh lá Cambodian (Blue hay Green Cambodian)
    [​IMG]
    Mình có màu trắng và vây có màu xanh biển hoặc xanh lá.
    + Cá màu muối tiêu (Grizzled)
    [​IMG]
    Đây là dạng cá có màu sắc khá giống như Blue Cambodian, tuy nhiên để tạo ra 1 con cá Grizzled tiêu biểu (thân nền là màu sáng ánh trắng pastel ,điểm lên trên các chấm xanh li ti như muối tiêu) thì không đơn giản. Chúng ta có thể tiến hành từ dòng Cambodian, sau khi lai tạo và loại sạch gen đỏ chúng ta có thể nhận được Grizzled, tuy nhiên nếu chúng ta làm trùng huyết màu steel vài đời chúng ta cũng có thể nhận được Grizzled . Vì vậy Grizzled có thể thể hiện ở nhiều dòng cá khác nhau nên nó không được đánh giá cao trong lai tạo.
    + Cá màu socola (Chocolate)
    [​IMG]
    Mình màu xậm, thường là đen nhưng đôi khi có màu xanh đậm (xanh biển hoặc xanh lá) và vây có màu vàng hay màu vàng cam.Đây là dòng cá nhị sắc nền sẫm.
    2.2 Các dòng cá pha màu khác (Patterns)
    + Cá màu mù tạc (Mustard Gas)
    [​IMG]
    Cá Mustard Gas nguyên thủy chỉ có một màu đơn là xanh biển/xanh lá trên thân mình và có bộ vây màu vàng.Tuy nhiên ngày nay màu Mustard Gas đã xuất hiện với nhiều màu sắc của thân và giống cá khác nhau.Điểm nhận dạng dễ dàng nhất vẫn là cá có các vây màu vàng và thân màu xanh lá/ xanh blue ...
    Mustard Gas được xếp vào loại cá nhị sắc nền sẫm
    + Cá màu hồng tím (Lavender)
    Cá có thân màu xanh/hồng/tím và vây đỏ. Chúng được xếp vào loại nhị sắc nền sẫm hay bướm nếu có hoa văn.
    [​IMG]
    + Cá màu cẩm thạch (Marble)
    Thân mình và bộ vây có những vệt màu chồng lên màu nền sáng (trong suốt) hoặc bất kỳ một màu nền đơn sáng nào
    Cá Betta Marble được lai tạo ra từ đầu những năm 1970 bởi Orville Gulley, một tù nhân tại trại cải cách phạm nhân tại Indiana. Orville nhân giống cá Betta trong những hũ bơ đậu phộng nhỏ, một trong những chương trình cải huấn ở đây. Truyện kể lại rằng Orville đã cố gắng lai tạo ra giống cá Betta bướm đen, nhưng rồi ông đã thất bại. Tuy nhiên, từ đây, Orville lại tìm thấy gien Marble.
    Walt Maurus và rất nhiều những nhà nhân giống cá khác bắt đầu nhân giống cá Marbles do bản màu rực rỡ, mang giống cá này lưu hành rộng rãi khắp nước Mỹ. Về bản chất, những con cá Betta Marble đầu tiên do Orville lai tạo chỉ có 2 màu : đen và trắng nhưng bây giờ, chúng đã xuất hiện với muôn hình, muôn vẻ.
    [​IMG]
    + Cá mặt khoang đốm (Piebald)
    Betta có mặt màu sáng, không quan tân đến màu của thân mình (màu gì cũng được). Đây cũng là một nhánh khác do gen Marble tạo ra.
    [​IMG]
    + Cá mang mặt nạ (Monster)
    Đây cũng là 1 dạng cá có hoa văn như marble, tuy nhiên không giống như marble các phần hoa văn không trong và mất sắc tố ,thay vào đó cá có lớp vảy bị lột mất sắc tố thay vào màu trắng rất đẹp, tạo cho cá có hoa văn trên nền sáng.
    Có các dạng cá mặt nạ như : cá mặt nạ ở mặt, ở thân , và các vây.
    [​IMG]
    + Cá bướm hay cá có viền đuôi (Butterfly)
    Hầu như mọi loài cá bướm (Butterfly ) đều có một dải băng bao bọc khoảng 40% -> 60% vây và đuôi cá. Tuy nhiên ở một cá thể nhỏ thì dải băng này rất bé. Một chú cá bướm lý tưởng thì đuôi cá phải có sự chia đều giữa phần dải băng bao bọc và phần đuôi sáng trong suốt hay trắng (tức 50% là giải băng, 50% là đuôi trắng).
    Màu sắc của vây và đuôi cá bướm được quyết định bởi một loại gien là gien đa màu (Vf). Sự đa dạng trong gien này, cùng với những đột biến mà nó gây ra, tạo nên một sự phong phú trong màu sắc của cá bướm.
    [​IMG]
    Thân mình mang một màu đơn trong khi đó bộ vây chia ra 2 phần màu phân biệt rõ ràng, một nửa bộ vây mang một màu đơn phần còn lại mang màu khác
    + Cá viền đen quanh đuôi (Black lace)
    [​IMG]
    Đây là loại cá có nền đen ánh xanh dương, cùng một loại tương tự chúng ta có Green Black lace (xanh lá viền đen...)
    + Cá nhiều màu trên cơ thể (Multicolour)
    Betta có nhiều màu sắc trên cơ thể không xếp vào loại đơn sắc hay Bi color
    [​IMG]

    Nguồn : betta.ketviet.com(tại có mem của Sg.... k giám cướp bản quyền =)))
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/6/11
  4. ShaLaLa

    ShaLaLa Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    8/9/10
    Bài viết:
    1,270
    Đã được thích:
    63
    Điểm thành tích:
    48
    he he he
    Tên : Hoàng
    Nick : ShaLaLa
    Phone : 0905335715
     
  5. hai141195

    hai141195 New Member

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    :pioneer: chào đại ca ...
    E thấy hội có thêm guppy ...hay là lấy tên viết tắt là B(betta) G(guppy) C(club)....BGC...mọi người ý kiến :ty2:

    Hehe .. cập nhật lại .. ^^ Kĩ thuật ép cá
    ..............................................................Made in : tự tui ... chắp nối mỗi chỗ 1 khúc ;))
    )Chọn cá :
    - cá mái : căng trứng .. màu đẹp .. chuyển động linh hoạt... đối với cá mái màu nhạt buồng trứng căng sẽ ngả vàng
    [​IMG]
    đối với cá có màu sậm thường nổi những sọc vằn ..
    [​IMG]
    - cá trống : già .. màu sắc sặc sỡ .. đầu to .. sức chịu đựng dẻo dai .. nhả bọt nhìu
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chọn nơi ép
    chỗ càng tối càng tốt ... k nên chọn hồ guơng để làm nơi ép ... thường thỳ mìg ép trong thùng xuống 30x40x30 .... cá trống chăm con vụng thỳ ép trong chậu khoảng 20x20x15 ^^
    Bố trí
    -dùng hủ nhựa mua khoảng 7-10k ngoài chợ cắt đáy để ngăn cá mái
    -1 miếng xốp hay vật j` nổi để là tổ cho cá trống nhả bọt
    [​IMG]
    - một ít rong+ bèo sẽ giúp nâng đỡ tổ bọt và tạo một môi trường sống tốt cho cá bột sau này
    [​IMG]
    - 1 chai nhựa để cá mái lẫn tránh sau khi đã ép hết trứng
    [​IMG]
    - thêm 1 miếng lá bàng khô để giúp cá giống nhả bọt xung... cá mái gia tăng số lượng trứng ... trứng k bị xâm hại bởi vi khuẩn
    [​IMG]
    động phòng
    - cho nàng vào trứớc 1 ngày , cho chàng vào sau rồi mới dùng hủ nhựa đã cắt đáy ngăn lại
    - cho cá kè khoảng 2 ngày (chắc ăn nhất) rồi mới rút hủ nhựa : để cá trống có thời gian tạo tổ bọt ... cá mái thật sự căng trứng ... cả 2 con quen với môi trường
    - nên chọn lúc rút hủ nhựa vào sáng sớm để cho cặp cá vờn .. tới trưa nhiệt độ cao ,thích hợp... cặp cá sẽ bắt đầu "ái ân"
    [​IMG]
    --> khi nào cá mái sẽ hết trứng ...sẽ bơi nép vào góc hồ ...dưới những cọng rong hay sau cái chai đá thỳ bắt cá mái ra
    đâu là hình ảnh trứng cá ... rất dễ nhận biết
    [​IMG]
    sau 2 ngày trứng sẽ nở ... cá con lúc đầu chưa biết bơi ngang.. đợi cho cá con biết bơi ngang thỳ cho ăn trùng cỏ sẽ post ở dưới ...sau đó tiếp tục cho ăn bobo sẽ nêu kĩ thuật lunk .. nhớ tks là oke ^^
    ♥) Lưu ý khi ép
    * chọn nơi ép ít ánh sáng...yên tĩnh.. lúc cá đang ép+ cá trống chăm trứng ..hạn chế xem nha pà con ....(ng` taz đang làm chuyện đó mà xem thỳ nghĩ sao ~~!)
    * khi ép đừng nên bỏ muối ... trứng sẽ k nở ... sẽ nêu nguyên nhân ở bài dưới ..
    * cá mái phải đúng là căng trứng ...nếu k có trứng cá mái sẽ k chịu ép ..
    *khi ép sẽ gặp 1 số trường hợp k như ý muốn ... nếu cá chưa ép đựoc .. nên dưỡng lại rồi ép ... nếu lại không được thỳ nên kiểm tra lại cá ^^(suy nghĩ của mìg )
    *đối với trống Hm hoặc một số loại pk sau khi sinh sản sẽ ăn trứng do một số nguyên nhân khác nhau .. nên sử dụng phuơng pháp ấp phao dưới đây


    Kĩ Thuật Làm Trùng Cỏ Đây

    lên web tỳm chỉ toàn nói dài ... đơn giản nhất nàk ...^^..nhớ làm trước lúc ép cá khoảng 1 tuần nhák
    -mình lấy 1 ít rơm... bó lại khoảng nữa cùm tay là oke ... ngâm vào nước cũ ở hòn non bộ ... hoặc nước đã thật sự hả clo(nhớ cái này nhá)
    [​IMG]
    -khoảng 1-2 ngày thỳ bỏ vào 1 lá xà lách ... đợi lá xà lách tiu hết rồi bỏ 1 lá nữa ..
    - nên ngâm rơm trong hủ nhựa cho dễ quan sát ^^ khi bỏ xà lách vào rồi thỳ lấy rơm ra ... ngâm cho tiu khoảng 2,3 lá nữa là có
    [​IMG]
    - sau khi lá xà lách thứ 3 đã bị phân hủy hoàn toàn thỳ quan sát = đèn pin
    [​IMG]
    sẽ thấy như hình ảnh ...
    [​IMG]
    có video cho dễ bjk nàk(chú ýk ngoài lá nhá...bác này trùng cỏ cũng ít quá ~~)
    http://www.youtube.com/watch?v=n-5fF6fMv8o&feature=player_embedded
    mún thử lại cho chắc cú ...đợi cho lá xà lách phân hủy hết ... cho lá khác vào...nếu nó phân hủy chỉ trong 12h- 24h là trùng cỏ đang rất nhìu
    Có thể lấy nước trùng cỏ giống để làm .... ai mún liên hệ .. off mìg đem cho
    cho ăn : múc nước đổ trực tiếp vào hồ nui cá con ... mỗi bữa khoảng 1 ly uống trà ... ngày 3 lần .. (cách của mìg)
    cá đã bơi ngang 7 ngày thỳ trùng cỏ k còn đủ dinh dưỡng nữa ... nên chuyển qua cho ăn bobo ...


    Cách nui bobo đây ai biết chỗ bán đừng làm nha ... tốn kém lắm =))... chỉ có zùng sâu zùng xa như em vs mới làm thôi ^^
    ♦> sử dụng ... 2 cái thau giặt đồ ... mỗi cái chứa khoảng 20l là ok... mới đủ cho 1 bầy ăn thôi đó (nghe lời bác Khánh bán nhà =)) )
    [​IMG]
    ♦> thức ăn ... mem tuơi làm bánh mì.... tới lò bánh mì hỏi là có .... 30k 1 kí men tươi... 50k/1 kí men khô loại nào cũng được (chú ý.. không nên nghe lời dụ dỗ của mấy bà bán men .. rằng loại khô xài lâu hơn ..cũng đúng nhưng nên mua loại tuơi vì loại khô khó dùng ... và dễ làm hỏng lại nó đậm đặc hơn men tuơi...)
    - mua về sang qua hủ nhựa đậy nắp kín nhá ..
    Loại tuơi
    [​IMG]
    [​IMG]
    Loại khô
    [​IMG]
    [​IMG]
    ♦> cách dùng :
    -1 muỗng cafe cho 1 thau/ 1ngày ...
    - nên xục khí oxi nhẹ đê lượng oxi hòa tan vào nước cao ... tăng số lượng bobo + nấm men cũng là Sv sống... cũng tiêu thụ oxi hòa tan trog nước ...
    khoảng 2 ngày sẽ thấy bobo tăng mật độ rõ rệch ... có thể vớt rửa trên vòi nước chảy cho cá ăn...
    - nếu nuôi số lượng lớn thỳ khoảng 2 m^3(mỗi hồ 1 m^3) là cho cá ăn maximum lunk... thu hoạch mỗi ngày tính = chén đó =))(k đùa đâu) ... 1m^3 cho ăn 100g men mỗi ngày
    mỗi ngày tối đa thu hoạch 50% bobo trong hồ ...
    cho 7 màu ăn tha hồ chứ đừng nói chy betta ^^
    - nên quậy nước dưới đáy hồ để giải phóng kị khí mỗi ngày ...khoảng 1 tháng thỳ setup lại ^^
    - nếu thý hồ bốc mùi ... bobo chết thỳ dừng cho ăn... khoảng 2 ngày ... rồi cho ăn lại (giảm bớt thức ăn)....hoặc vớt tất cả bobo còn lại rồi nui lại hehe
    ♦>hình ảnh: hồ này của bác Ltchitrung bên ketviet .. tks đã chya sẽ ^^..
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/6/11
  6. ShaLaLa

    ShaLaLa Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    8/9/10
    Bài viết:
    1,270
    Đã được thích:
    63
    Điểm thành tích:
    48
    Hội Bê Gờ Xê .................... =))
     
  7. khanh79

    khanh79 New Member

    Tham gia ngày:
    1/1/10
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    hơ hơ Ku Hải làm lẹ ghê. đăng kí 1 vé nè. Mong là lần đôỉ tên này sẽ làm hội có sinh khí mơí phát triển mạnh hơn nưã.
    Tên: Khánh
    Nick diễn đàn: Khanh79
    Nick yh & phone xem chữ kí.
     
  8. ShaLaLa

    ShaLaLa Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    8/9/10
    Bài viết:
    1,270
    Đã được thích:
    63
    Điểm thành tích:
    48
    có cần gộp 2 topic lại với nhau ko ? topic cũ gộp lại với topic này . để e nhờ mod gộp lại .
     
  9. connhico

    connhico New Member

    Tham gia ngày:
    20/2/10
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
  10. hai141195

    hai141195 New Member

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Sáng hôm đó ông lấy phone ai đó gọi cho a Khánh trước đi ...
    Ai có cá cứ đem qua đá giao lưu nhá ..cá đẹp đem show hàng luôn thể
    Mong buổi off đầu tiên của topic sẽ đông zui :violin::ngaynoel:
    @ShaLaLa: không quen mod ..cũng ngại nhờ ...lỡ lập topic rồi ..

    Phuơng Pháp Ấp Phao Đây
    Chuẩn bị:
    - Làm phao: Có nhiều cách làm phao. Làm phao bằng hộp nhựa quấn cao su,
    Đầu tiên chọn 1 tấm xốp có độ dầy 1 -> 1.5cm cắt thành hình vuông mỗi cạnh 12 -> 15cm (bạn cũng có thể cắt hình tròn, hình chữ nhật, hình gà, hình cá gì tùy thích vì nhiệm vụ của miếng xốp chỉ là làm phao
    - Làm vợt: lấy một hũ nhựa có đường kính miệng hũ ~10cm cắt rời phần miệng hũ chiều cao ~5cm, dùng lưới khít (lọai lưới vợt vớt bobo) bọc phần miệng hũ lại. Để vợt được căng ta trùm lưới lên miệng hũ rồi dùng thun cột lại sau đó kéo căng lưới rồi quấn băng keo.
    [​IMG]
    - Lắp ghép: Ấn phần miệng hũ vào miếng xốp để lấy dấu, dùng dao khóet một lỗ theo dấu vừa lấy sao cho khi lắp hai bộ phận vào thì vừa khít.
    - Điều chỉnh: sau khi ghép 2 bộ phận thì thả vô nước, vợt sẽ nổi nhờ miếng xốp. Điều chỉnh miếng xốp (đưa lên kéo xuống) sao cho phần đáy lưới chìm dưới mặt nước ~5mm.
    [​IMG]
    Ấp trứng:
    - Cho cá ép: Mình ép trong chậu nhựa 25 x 35cm, mực nước cao ~7cm, sử dụng giá thể là lá bàng để tổ bọt bám chắc vào lá. Khi cá ép xong vớt cả trống lẫn mái ra.
    - Vớt trứng: Dùng tay nhấc miếng lá bàng lên, cả tổ bọt dưới lá bàng cũng lên theo. Đưa miếng lá bàng lên trên vợt phao rồi dùng muỗng múc nước xối lên cả tổ bọt sẽ trôi nhẹ nhàng vào phao
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nếu bạn làm giá thể là 1 miếng xốp khi nhấc lên cả tổ bọt sẽ “ở lại”, dùng muỗng múc cả tổ bọt cho vào vợt. Trong quá trình làm sẽ có những trứng rơi ra khỏi tổ bọt, dùng muỗng múc hết (trứng nổi) hay dùng ống hút (trứng chìm) để thu gom.
    [​IMG]
    Khi trứng đã yên vị trong phao rồi thì ta dùng băng keo cố định phao vào thành chậu và sục khí nhẹ.
    [​IMG]
    Đến đây các bạn sẽ nhận ra rằng ấp phao thực chất cũng là ấp mực nước thấp nhưng với lượng nước rất nhiều. Lượng nước 6-7 lit kết hợp với sục khí nhẹ tạo ra luồn nước luân chuyển phía dưới phao giúp nước bên trong phao không ô nhiễm, luôn sạch và đủ oxy.
    Trứng nở:
    [​IMG]
    Sau khoảng 2-3 ngày Quan sát khi cá bột bơi ngang được trong phao thì ta thả cá ra. Nghiêng phao, nhấn chìm phao xuống nước để giải phóng cá.
    [​IMG]
    Ưu điểm của ấp phao:
    - Cá cha ít mệt nên có thể “tái sử dụng” trong thời gian ngắn.
    - Thu được nhiều cá bột, có thể nói trứng nào được thụ tinh là lấy.
    - Quan sát và can thiệp thỏai mái trong quá trình ấp, tránh được rủi ro cá cha ăn con, ăn trứng.

    Khuyết:
    - Cá bột tự lập sớm nên bạn phải có chế độ chăm sóc chu đáo.
    - Vì không có cá cha tiêu diệt nên bầy cá có những con ốm yếu chậm phát triển => bầy cá nhiều size, gây khó khăn cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng.
    Xong rồi, bây giờ bạn có thể thử. Xin nói thêm là nếu bạn muốn áp dụng phương pháp này thì đừng bắt đầu bằng bầy cá quí nhé!
    Chúc bạn thành công :nhieuchuyen:

    Một số chú ý khi ấp phao

    * Cặp trống mái phải còn khả năng sinh sản (trống còn nhả bọt, mái còn chịu trống).
    * Nước trong môi trường ép cá phải tuyệt đối giữ trong, hạn chế tối đa bụi và cặn bẩn.
    * Không nên dùng muối, vì sự thẩm thấu cực nhanh và mạnh của muối là 1 trong những nguyên nhân gây hỏng trứng.
    * Nếu cho Tetra con nhộng để hỗ trợ tổ bọt bền vững, thì nên cho lượng vừa phải.
    * Trong quá trình di chuyển trứng từ nơi này qua nơi khác, (trừ khi bạn thu trứng trực tiếp thì dùng ống hút là xong, vì trứng đã chìm sẵn), nếu vẫn chờ trống làm chuyện này, bạn có thể phá bọt bằng cách khuấy luồng nước, nhưng tuyệt đối không đụng quá mạnh vào trứng, sẽ làm hỏng phôi cá (khoảng cách tuyệt đối giữa trứng và mặt nước nên là 2 ~ 4 mm).
    * Nên dùng băng keo dán cố định phao ấp vào thành hồ chứa để tránh phao di chuyển, dồn trứng lại thành khối (nếu 1 trứng bị nấm, mốc, sẽ dễ lây qua trứng khác).
    * Loại lưới dùng làm phao ấp, nên chọn loại lưới dùng làm vợt bo bo, sợi lưới nilon, ko tơ, để luồng nước sạch mang Oxy thường xuyên chảy qua phao ấp.
    * Chỉnh van sục Oxy rất nhẹ, đảm bảo cung cấp đủ oxi mà ko khuấy động phao quá nhiều.

    Đảm bảo được những điều này, bạn sẽ có 1 bầy cá con từ 50 ~ 100. Còn nếu muốn hơn, thì còn tuỳ thuộc vào cá giống của bạn nữa.


    Mình là mem mới chơi chưa được 1 năm ... bài có j` thíu sót ... ae cứ bổ xung ...hyhy
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/6/11
  11. vhlit2003

    vhlit2003 New Member

    Tham gia ngày:
    16/5/11
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    hic, cái tên hội khúc cuối hơi sai rồi
    Betta-Guppy ( cá betta kiểng-cá đá(chọi)-7Màu)
    chúc hội ngày càng mạnh
     
  12. hai141195

    hai141195 New Member

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    :nerves::nerves: thôi kệ ..lỡ làm rồi ..mem mới đọc vào hiểu là ok
     
  13. phunguyenlaptop

    phunguyenlaptop New Member

    Tham gia ngày:
    28/10/09
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    các đồng ý qua bên sự kiện off line làm 1 cái topic nữa để dành cho offline và quản bá hình ảnh hội thôi, còn bên này để trao đổi :drum:
     
  14. hai141195

    hai141195 New Member

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    :pipe1: em chả bjk ....theo em nghỉ thỳ có hình mới nên qua đó up ...còn hội bên này trao đổi + tuyển mem :rock-on:
     
  15. ShaLaLa

    ShaLaLa Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    8/9/10
    Bài viết:
    1,270
    Đã được thích:
    63
    Điểm thành tích:
    48
    a nhờ mod cho ? chú thích gộp 2 topic lại ko ? hay thôi .
     
  16. hai141195

    hai141195 New Member

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    mod có đổi tên topic được k
    đổi lại như a Long là đuơc ...gộp lại tùy a :nerves::nerves:
     
  17. ShaLaLa

    ShaLaLa Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    8/9/10
    Bài viết:
    1,270
    Đã được thích:
    63
    Điểm thành tích:
    48
    Ghi rõ tên topic muốn đổi ra đây , a nhờ mod đổi cho .
     
  18. ShaLaLa

    ShaLaLa Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    8/9/10
    Bài viết:
    1,270
    Đã được thích:
    63
    Điểm thành tích:
    48
    Rồi , mới đổi lại là : Hội nhưng người thích cá Betta - Guppy cho nó gọn
     
  19. 0912345678

    0912345678 New Member

    Tham gia ngày:
    25/6/10
    Bài viết:
    583
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    cho mình 1 chân nha:
    tên: Bình
    nick diễn đàn đang chơi đây lun hihihi
    ĐT: 0935101518
    mình thích cho bục nhau xem mới thích hihi
     
  20. hai141195

    hai141195 New Member

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    @0912345678: :taz: chào mừng mem mới ...chủ nhật này a có cá mang lên đá giao lưu nhá ...:D
    @ShaLaLa: ~~ Bác Hoàng ...Betta - Guppy ..chủ yếu là cho mem mới hiểu mà ~~!...làm thế thà giữ nguyên topic cũ còn hơn...
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/5/11