Đối tác - Liên kết

Một số lễ hội ở Nha Trang

Thảo luận trong '2. Điểm Tham quan - Nghỉ dưỡng' bắt đầu bởi dt_reo_la_out, 17/3/08.

  1. dt_reo_la_out

    dt_reo_la_out Boss NT

    Tham gia ngày:
    21/10/07
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Lễ hội Đền Hùng


    Địa điểm: Tại Đền Hùng Vương, đường Ngô Gia Tự, TP Nha Trang.
    Thời gian: Vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.



    “Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”


    Đền Hùng gắn liền với lịch sử huyền thoại của tổ tiên nước Việt: Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh trăm trứng, nở thành trăm con, 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi. Người con cả ở lại nối ngôi cha và truyền được 18 đời Vua Hùng.

    Tại Khánh Hoà, Lễ hội được tổ chức trang trọng hàng năm vào ngày 10/3 AL tại Đền Hùng Vương, hay còn gọi là Đền thờ Đức Quốc tổ Hùng Vương - toạ lạc tại đường Ngô Gia Tự, TP. Nha Trang, được xây dựng trong 3 năm từ 1971 dến 1974 thì hoàn thành - bằng những nghi lễ dâng hương, dâng hoa uy nghiêm, thành kính với sự tham dự của Lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, đoàn thể, đại diện các tôn giáo, đông đảo nhân dân và các cháu học sinh trong tỉnh.

    Nghi thức trang trọng, độc đáo thể hiện truyền thống tốt đẹp cao quý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, “chim có tổ, người có tông”.

    Lễ hội Tháp Bà

    Địa điểm: Tại khu di tích Tháp Ponagar, thành phố Nha Trang.
    Thời gian: Từ ngày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch hàng năm.



    Đây là lễ hội lớn nhất trong khu vực để tưởng niệm nữ thần Mẹ Xứ sở (phiên âm tiếng Chăm là Po Ino Nogar). Theo truyền thuyết, Bà Mẹ Xứ sở là người có công tạo lập xứ sở, duy trì nòi giống, tìm ra cây lúa, dạy dân trồng trọt..

    Nghi lễ có 2 phần chính:

    Lễ Thay y (ngày 20/3): tháo bỏ xiêm y, mũ miện cũ, tắm rửa tượng nữ thần bằng nước lá thơm và thay xiêm y, mũ miện mới.
    Lễ Cầu cúng (ngày 23/3) được tiến hành rất tôn nghiêm ca ngợi công đức Bà Mẹ Xứ sở và cầu mong cho dân sống yên bình, ấm no và hạnh phúc.
    Sau phần lễ là phần hội chủ yếu là múa bóng (điệu múa có động tác uốn người, ưỡn hông như các vũ nữ Chămpa có ở phù điêu tại khu di tích Tháp Bà), múa dâng bông và hát bộ diễn các tích tuồng cổ trước ngôi đền chính. Trước đây còn kèm theo các cuộc đua thuyền thúng dưới chân tháp.

    Lễ hội Tháp Bà không chỉ thu hút đông đảo bà con người Việt, người Chăm ở Nha Trang, Khánh Hoà mà nhiều người ở khắp nơi trong nước cũng nô nức kéo về dự hội

    [​IMG]

    Lễ hội Cá Voi

    Địa điểm: Tại Lăng Ông - TP Nha Trang.
    Thời gian: Hàng năm tổ chức vào đúng ngày ông lỵ và hai kỳ xuân tế, thu tế.




    Lễ hội Cá Voi
    Từ xưa, ngư dân vùng ven biển đã cho rằng cá voi là một loài cá hiếm, không làm hại ai và thường giúp họ khi gặp giông bão trên biển. Lợi dụng điều này một số người đã thêu dệt thêm nhiều huyền thoại về cá voi, gắn cá voi với cuộc đời bôn tẩu của Nguyễn Ánh, tô vẽ chuyện cá voi đã cứu sống Nguyễn Ánh trong một vụ đắm thuyền, dùng thần quyền đề cao nhân vật này.

    Sau khi xưng vương, Gia Long đã phong cá voi tước hiệu "Nam hải cự tộc ngọc lân Thượng đẳng Thần". Các vua triều Nguyễn sau đó phong sắc cho cá voi với danh hiệu "Đại càng quốc gia Nam Hải".

    Càng tin vào sự giúp đỡ của cá voi, ngư dân tổ chức việc thờ cúng hết sức thành kính. Họ kiêng gọi cá voi mà gọi là Cá Ông hoặc Ông Nam Hải, xây lăng thờ cúng gọi là Lăng Ông. Trong lăng có hòm chứa xương cá voi (gọi là Ngọc Cốt). Hàng năm, người ta tổ chức ngày giỗ đúng vào ngày ông lỵ (cá voi chết) và hai kỳ xuân tế thu tế, cúng cầu ngư vào mùa đánh bắt của mỗi năm. Nghi lễ cúng như nghi lễ tế đình, điều khác biệt là màn hát bá trạo kết thúc lễ tế và mở đầu cho hội hát chầu (có khi kéo dài đến 5-7 ngày).

    [​IMG]