Đối tác - Liên kết

Này Trung Quốc, không dễ bắt nạt Việt Nam đâu nhá....

Thảo luận trong 'Xóm nhà lá' bắt đầu bởi Max_Nguyen, 2/6/11.

  1. che3chang

    che3chang Active Member

    Tham gia ngày:
    15/3/10
    Bài viết:
    3,426
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    38
    Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc

    "Một mặt, Trung Quốc thể hiện ý định giải quyết thông qua đàm phán song phương, mặt khác nước này tiến hành các biện pháp "gây hấn" tại Biển Đông, ra dấu hiệu mạnh mẽ về quân sự để khẳng định vai trò của mình", Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng phân tích.


    Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng, Khoa Pháp luật quốc tế - ĐH Luật Hà Nội, từng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về Luật Biển tại Bỉ. Tòa soạn trích đăng bài viết của ông gửi đến VnExpress nhân sự kiện tàu Bình Minh 02.

    Đánh giá mục đích chiến lược của Trung Quốc

    Về phương diện pháp lý quốc tế, Trung Quốc không thể biện minh cho hành vi vi phạm luật quốc tế của ba tàu hải giám Trung Quốc. Vậy mà Trung Quốc vẫn "ngang nhiên" cho rằng những tàu đó đang thực hiện "hoạt động chấp pháp bình thường" trên biển. Kết nối sự kiện tàu Bình Minh 02 với các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian qua, có thể thấy rõ cách hành xử và ý định của Trung Quốc.

    Thử thái độ Việt Nam và các nước ASEAN: Với hành động trực tiếp xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Trung Quốc đã tiến thêm một bước mới trong "phép thử" Việt Nam và ASEAN để dần "hiện thực hóa" tham vọng tại Biển Đông, nhằm khẳng định cái mà Trung Quốc gọi là "chủ quyền" của họ. Mức độ phản ứng của Việt Nam và ASEAN trong trường hợp này sẽ là cơ sở để Trung Quốc xem xét các bước đi tiếp theo. Nếu Việt Nam phản ứng không dứt khoát, không kiên quyết bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình; nếu ASEAN giữ quan điểm "không can thiệp" và nếu các quốc gia Đông Nam Á chỉ đứng ngoài "quan sát", Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hành động tương tự trong thời gian tới. Với lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, ASEAN cần chứng tỏ vai trò của một tổ chức quốc tế khu vực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia thành viên.

    Mục tiêu hiện thực hóa "đường lưỡi bò", tiến tới bá chủ trên Biển Đông: Trong thời gian qua, Trung Quốc thường thực hiện các hành vi "gây hấn" tại những vùng biển tranh chấp. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai phá hoại, cản trở hoạt động thăm dò khai thác dầu khí bình thường của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đồng thời "ngang nhiên" tuyên bố đó là "khu vực tranh chấp", "khu vực thuộc quyền quản lý" của Trung Quốc. Hành động trên cho thấy Trung Quốc đang cố tình đánh lạc hướng dư luận, khiến cộng đồng quốc tế hiểu lầm Việt Nam và tình hình trên Biển Đông. Đây là bước leo thang mới của Trung Quốc, thể hiện rõ tham vọng kiểm soát toàn bộ vùng biển này mà trước hết là mục tiêu của Trung Quốc trong việc: biến việc tàu hải giám Trung Quốc thực hiện hành vi vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thành việc tàu thăm dò Việt Nam xâm phạm vùng biển của Trung Quốc; biến các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, thiết lập phù hợp với quy định của Công ước Luật biển năm 1982, thành "vùng biển thuộc quyền quản lý" của Trung Quốc – một khái niệm chưa từng tồn tại và không được ghi nhận trong Công ước Luật biển năm 1982; biến khu vực không có tranh chấp, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, thành khu vực tranh chấp. Trung Quốc đang cố gắng tạo ra tiền lệ về tranh chấp trên một khu vực vốn không hề có tranh chấp, tiến tới "tranh chấp hóa" toàn bộ Biển Đông. Đây là chiến lược củng cố và hiện thực hóa yêu sách "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc đã chính thức tuyên bố năm 2009. Vì vậy, Việt Nam và các nước ASEAN cần có thái độ cương quyết trước "phép thử" của Trung Quốc.

    Chiến lược "đàm phán" và "đe dọa sử dụng vũ lực" của Trung Quốc: Hành động của Trung Quốc trong vụ Bình Minh 02 là tương đối nhất quán với cách ứng xử của quốc gia này trong thời gian gần đây. Một mặt, Trung Quốc thể hiện ý định giải quyết thông qua đàm phán song phương, không muốn mở rộng vấn đề theo cách mà Trung Quốc gọi là "gây không khí căng thẳng", mặt khác Trung Quốc tiến hành các biện pháp "gây hấn" trên thực địa, ra dấu hiệu mạnh mẽ về quân sự để khẳng định vai trò của mình. Chiến lược này được Trung Quốc áp dụng không chỉ đối với Việt Nam mà đối với các quốc gia ASEAN khác. Vì vậy, nếu các nước ASEAN không thống nhất quan điểm, Trung Quốc sẽ có nhiều lợi thế để thực hiện mục tiêu của mình, phân hóa các nước ASEAN, tiến tới giành quyền kiểm soát thật sự trên Biển Đông.

    Các giải pháp cho Việt Nam

    Là thành viên của Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Luật biển năm 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC), Việt Nam luôn tuân thủ các quy định của luật quốc tế, kiên trì con đường hòa bình, giải quyết các vấn đề phát sinh trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Đối với các tranh chấp trong Biển Đông, Việt Nam luôn giải quyết bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và không có hành động làm phức tạp thêm tình hình.

    Tuy nhiên, tại các vùng biển không phải là khu vực tranh chấp, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, Việt Nam có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp với quy định của Công ước Luật biển năm 1982 để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, buộc các chủ thể vi phạm phải tuân thủ và tôn trọng. Điều 73 của Công ước quy định "Trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền (…) của vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng Công ước".

    Trước tham vọng kiểm soát Biển Đông, hiện thực hóa "đường lưỡi bò" của Trung Quốc, Việt Nam cần có những biện pháp thích đáng ở các cấp độ khác nhau: song phương, khu vực và toàn cầu. Một măt, chúng ta kiên trì theo đuổi các biện pháp hòa bình, phù hợp với quy định của luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982, nhưng kiên quyết, không khoan nhượng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đã được Công ước thừa nhận.

    Mặt khác, Việt Nam cần sử dụng hiệu quả cơ chế khu vực, thông qua vai trò của ASEAN để giải quyết vấn đề Biển Đông. Với tư cách là tổ chức quốc tế khu vực Đông Nam Á, ASEAN cần có tiếng nói, thể hiện rõ quan điểm đối với hành vi vi phạm luật quốc tế của Trung Quốc, xâm phạm đến quyền chủ quyền và quyền tài phán của một quốc gia thành viên ASEAN – Việt Nam. Trên thực tế, Trung Quốc đã, đang và sẽ áp dụng chính sách vừa "xoa dịu", vừa "đe dọa" đối với từng quốc gia thành viên ASEAN để thực hiện tham vọng tại Biển Đông. Vì vậy, sự đồng thuận của 10 quốc gia ASEAN trong thời điểm này là hết sức cần thiết, và đó sẽ là một điểm tựa vững chắc để đối phó với chính sách ngày càng leo thang của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tranh thủ sự ủng hộ của các nước tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên hợp quốc để cộng đồng quốc tế hiểu đúng về tình hình Biển Đông, hiểu đúng chiến lược "tranh chấp hóa" Biển Đông của Trung Quốc, cũng như hành vi vi phạm của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

    Dưới góc độ luật quốc tế, Việt Nam và Trung Quốc có thể thỏa thuận đưa vụ việc ra giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế. Trong trường hợp không có thỏa thuận của Trung Quốc, Việt Nam có quyền khởi kiện theo cơ chế của Công ước Luật biển năm 1982, buộc quốc gia này bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.

    Trong vụ Bình Minh 02, tàu hải giám Trung Quốc thực hiện hành vi cắt cáp, cản trở hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của tàu Bình Minh 02 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Đối với Việt Nam, hành động của Trung Quốc là vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với quy định tại các điều 56, 58, 76 và 77 của Công ước Luật biển năm 1982. Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng "việc phía Việt Nam tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển do Trung Quốc quản lý đã làm tổn hại lợi ích và quyền quản lý của Trung Quốc". Hành động của phía Trung Quốc là "hoạt động giám sát và chấp pháp trên biển" trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Như vậy, tranh chấp phát sinh giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến việc giải thích và áp dụng các điều 56, 58, 76 và 77 của Công ước về việc thực hiện quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với hoạt động thăm dò khai thác nguồn tài nguyên dầu khí ở đáy biển và lòng đất dưới đáy bên dưới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Tranh chấp này không liên quan đến các tranh chấp được đề cập trong tuyên bố ngày 25/8/2006 của Trung Quốc, cụ thể (i) không liên quan đến vấn đề phân định biển; (ii) không liên quan đến hoạt động quân sự; (iii) không liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học biển; (iv) không liên quan đến hoạt động đánh bắt hải sản và (v) không thuộc thẩm quyền của Hội đồng bảo an. Việt Nam và Trung Quốc đều không có tuyên bố lựa chọn các cơ quan tài phán nên sẽ được xác định là chấp nhận thẩm quyền của Tòa án trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước. Vì vậy, Việt Nam có thể chuẩn bị hồ sơ, khởi kiện Trung Quốc theo thủ tục trọng tài nói trên.

    Tóm lại, việc Trung Quốc cho tàu hải giám căt cáp thăm dò, cản trở hoạt động của tàu Bình Minh 02 khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là hành vi vi phạm nghiêm trọng Công ước Luật biển năm 1982. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là bước "khởi đầu" của chiến lược hiện thực hóa "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Trước nguy cơ này, Việt Nam cần thể hiện thái độ kiên quyết, giải quyết mọi xung đột, mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhưng đấu tranh không khoan nhượng, thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, mà cụ thể đã được ghi nhận trong Công ước Luật biển năm 1982.

    Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng
     
  2. Dr.Bananas

    Dr.Bananas New Member

    Tham gia ngày:
    25/6/09
    Bài viết:
    836
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nhiều bác bị cuốn vào sự kiện trước mắt quá. Hãy suy nghĩ về bản chất vấn đề đi.
    :thinkka5:
     
  3. BananaUSA

    BananaUSA Active Member

    Tham gia ngày:
    10/3/09
    Bài viết:
    1,789
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Bài này em dùng GOOGLE TRANSLATE dịch ra, nên các bác chiệu khó đọc nha

    Bài viết gốc tại đây

    Hàng trăm người Việt Nam đã bật ra để phản đối hoạt động của hải quân Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp của biển Đông.

    [​IMG]

    Các cuộc *** tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh theo một cuộc đối đầu hồi tháng trước giữa một tàu dầu của Việt Nam và khảo sát khí và tàu tuần tra của Trung Quốc.

    Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan tuyên bố tất cả các vùng lãnh thổ trong vùng biển Đông.

    Nó bao gồm các tuyến đường vận chuyển quan trọng và có thể chứa dầu và khí đốt tiền gửi.

    Trung Quốc yêu cầu bồi thường là của xa lớn nhất.
    'Xâm lược'

    Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam đã gia tăng sau khi một sự cố ngày 26 tháng, trong đó Hà Nội tố cáo một tuần tra Trung Quốc cắt các dây cáp của một tàu biển Việt Nam tiến hành nghiên cứu địa chấn khoảng 120 km (80 dặm) ngoài khơi bờ biển phía nam-trung tâm của Việt Nam.

    Phóng viên BBC Nga báo cáo Phạm từ Singapore, Việt Nam và Trung Quốc đã có một lịch sử lâu dài và hỗn loạn và người Việt Nam truyền thống đáng ngờ của Trung Quốc.

    Nhưng nỗ lực để phản đối công khai trong quá khứ được dập tắt bởi các nhà chức trách như Hà Nội đã cố gắng không xúc phạm người hàng xóm lớn của nó, phóng viên của chúng tôi nói.

    Công cuộc *** hiếm khi xảy ra tại Việt Nam, nhưng các cuộc gọi cho các cuộc *** đã lan truyền trên internet và qua điện thoại di động trong vài ngày qua.

    Ngày chủ nhật, những người *** tại Hà Nội hô khẩu hiệu như "Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam", một tham chiếu đến hai nhóm đảo tranh chấp với cả hai nước.

    Họ cũng thực hiện những dấu hiệu mà đọc: ". Stop xâm lược Trung Quốc của hải đảo Việt Nam"

    Họ đã tuần hành tới đại sứ quán Trung Quốc, nơi mà cảnh sát Việt Nam nhìn họ trong một thời gian trước khi dẫn chúng đi.

    [​IMG]

    Paracels là Trường Sa. Đường màu xanh là hải phận quốc tế. Đường Màu đỏ là của Trung Quốc vẽ lại với sức mạnh kinh tế và vũ trang

    Bài viết được dịch ra từ BBC thông tấn xã của Vuơng Quốc Anh. Đây là gốc nhìn của 1 nước trung lập.
    .
     
  4. BananaUSA

    BananaUSA Active Member

    Tham gia ngày:
    10/3/09
    Bài viết:
    1,789
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Bài viết dịch ra bằng google translate.

    bài viết gốc tại đây

    Việt Nam cáo buộc Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp

    Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cáo buộc Trung Quốc gia tăng căng thẳng trong khu vực trong một tranh chấp lãnh thổ đang leo thang.

    [​IMG]

    Một ngày cuối tuần hiếm tin tức cuộc họp theo một cuộc đối đầu tại Biển Nam Trung Hoa giữa dầu Việt Nam và tàu khảo sát khí và tàu tuần tra của Trung Quốc.

    Việt Nam cho biết các tàu thuyền cố tình cắt cáp các tàu khảo sát trong vùng biển Việt Nam. Trung Quốc phủ nhận cáo buộc này.

    Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan tuyên bố tất cả các vùng lãnh thổ trong vùng biển Đông.

    Khu vực này bao gồm một tuyến đường vận chuyển quan trọng và cũng được cho là chứa dầu mỏ và khí đốt.

    tranh cãi này được đưa ra chỉ vài ngày trước khi một hội nghị an ninh khu vực tại Singapore.

    Bắc Kinh cho biết bộ trưởng quốc phòng của nó sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á IISS, Đối thoại Shangri-La, để thúc đẩy hợp tác và ổn định trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
    'Tốc độ cao'

    Các cuộc đụng độ mới nhất liên quan đến tàu tuần tra Trung Quốc đã xảy ra 120 km (80 dặm) ngoài khơi bờ biển phía nam-trung tâm của Việt Nam và một số 600km về phía nam của đảo Hải Nam của Trung Quốc.

    "Hải quân Việt Nam sẽ làm tất cả mọi thứ cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình và độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết.

    Một trong ba tàu tuần tra của Trung Quốc trong bối cảnh đó cố tình cắt cáp ngập nước kéo bởi tàu, Bình Minh 02, ông Đỗ Văn Hậu, Phó giám đốc điều hành của nhà nước và dầu khí PetroVietnam nhóm, được điều hành con tàu.

    "Tàu Trung Quốc đã được ở tốc độ rất cao và không đáp ứng với cảnh báo tàu của chúng tôi và sau đó cắt các dây cáp của Bình Minh 02, khoảng 2km từ nơi nó được định vị," ông nói.

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc đổ lỗi cho Việt Nam để sự việc, nói rằng dầu và các hoạt động khí "làm suy yếu quyền lợi của Trung Quốc và quyền tài phán".

    Trung Quốc yêu cầu bồi thường trong biển Nam Trung Hoa đến nay là lớn nhất, và bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

    Đài Loan gần đây đã cho biết sẽ cải thiện khả năng phòng thủ của hơn 100 quân lính biên phòng đóng quân trong một khu vực tranh chấp của biển Đông.

    quyết định của Đài Loan đã được công bố ngay sau khi Việt Nam gia tăng áp lực gần đây của kháng nghị tại Liên Hiệp Quốc đối với tuyên bố của Trung Quốc vào khu vực này.


    Năm ngoái, Trung Quốc cảnh cáo mạnh Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khi bà nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ tự do hàng hải trong khu vực và được cung cấp để tạo điều kiện cho cuộc đàm phán đa phương về các tranh chấp.

    Bài viết được dịch ra từ BBC thông tấn xã của Vuơng Quốc Anh. Đây là gốc nhìn của 1 nước trung lập.


     
  5. kien lua

    kien lua New Member

    Tham gia ngày:
    12/8/09
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    k bình luận nữa ngồi xem các bác tổng hợp tin tức thôi
     
  6. Max_Nguyen

    Max_Nguyen New Member

    Tham gia ngày:
    9/2/11
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Vn yêu hòa bình....!!!
     
  7. hennessytm

    hennessytm Member

    Tham gia ngày:
    10/5/10
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Em thích cái câu cuối của anh Nhân :starwars:
     
  8. BananaUSA

    BananaUSA Active Member

    Tham gia ngày:
    10/3/09
    Bài viết:
    1,789
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Các bác xem, mấy "thằng Tàu khựa" này nói ngang thiệt >"<



    Có bác nào tìm được cái tài liệu chứng minh Trường Sa Hoàng Sa thuộc Chính Quyền Sai Gon xưa ko, post cho anh em xem với .....
     
  9. phatmtv

    phatmtv Member

    Tham gia ngày:
    10/1/09
    Bài viết:
    965
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    clip trên dịch nhảm, toàn nói phóng đại lên so với bản gốc thôi bác ơi.....chắc của tụi phản động nó làm.......:starwars::starwars:
     
  10. ANTISHOCK

    ANTISHOCK Active Member

    Tham gia ngày:
    29/12/08
    Bài viết:
    1,135
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Chưa tìm ra tư liệu chứng minh thuộc chính quyền SG xưa, mà tìm ra cái xưa hơn được ko?

    http://biengioilanhtho.gov.vn/vie/tulieuls.aspx
     
  11. Max_Nguyen

    Max_Nguyen New Member

    Tham gia ngày:
    9/2/11
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    up lên cho tinh thần yêu nc.....!!!
     
  12. Max_Nguyen

    Max_Nguyen New Member

    Tham gia ngày:
    9/2/11
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    mấy ngày nay vẫn chưa có thêm thông tin gì mới.....!!!!úp phát nào....!!!!
     
  13. Duck121

    Duck121 Member

    Tham gia ngày:
    15/3/09
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    bây giờ một số thư việt nam cung x sản xuất được rôi . nói như thang bannana la kh ổn vì nó bị mất gốc rồi bây giớ anh em tẩy chay không sử dụng hang của thang tàu la được rôi, đừng thấy nó rẻ mà ham phai ủng hộ hàng của mình trước tu đó chung ta sẽ tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người,tạo ra nhiều sản phẩm made in việt nam đem xuất khẩu thu ngoại tệ về thi kinh tế đất nước mới phát triển dược. kinh tế manh thì quân sự hay bất cư thứ gì cũng sẽ mạnh. lúc này thì sợ gì thằng tq không cần đánh nó cũng tự rut lui không dam ho he đâu
     
  14. Max_Nguyen

    Max_Nguyen New Member

    Tham gia ngày:
    9/2/11
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
  15. T.O.P_Bigboy

    T.O.P_Bigboy Member

    Tham gia ngày:
    23/6/10
    Bài viết:
    523
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Hôm nay chúng lại 1 lần nữa cắt cáp trên vùng biển của chúng ta!

    Tàu thăm dò Việt Nam lại bị Trung Quốc cắt cáp
    Sáng nay, một tàu thăm dò của Việt Nam hoạt động trong phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa của Việt Nam đã bị tàu đánh cá của Trung Quốc, được sự yểm trợ của các tàu ngư chính, lao vào cắt cáp.

    Sự việc xảy ra lúc 6h sáng nay tại lô 136.03, vị trí hoàn toàn nằm trong vùng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cho biết.

    [​IMG]
    Tàu thăm dò Viking II mà Tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê . Ảnh: PetroTimes.
    Tàu thăm dò Viking II mà Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam thuê, trong khi đang thu nổ địa chấn thì đã bị một tàu cá Trung Quốc chạy cắt ngang phần dây kéo giữ thiết bị dàn trải cáp thu và gây rối 4 đường cáp thu phía bên trái tàu.

    Tàu cá Trung Quốc nói trên mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 311 và 303. Tàu Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh cáo nhưng tàu cá Trung Quốc vẫn lao vào khu vực cáp của Viking II.

    Bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu cá Trung Quốc vướng vào cáp của Viking II, khiến Viking II không thể hoạt động bình thường.

    Sau đó hai tàu ngư chính của Trung Quốc cùng một số tàu khác vào giải cứu cho tàu đánh cá của họ.

    Sự việc xảy ra tại tọa độ 6 độ 47,5 phút bắc; 109 độ 17,5 phút kinh đông.

    "Khu vực tàu Viking II đang thu nổ nói trên thuộc phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước về luật biển quốc tế năm 1982", bà Phương Nga khẳng định.

    Không thể chấp nhận

    Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hành động của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là "hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng". Hành động đó vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm tinh thần của Tuyên bố chung về ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc ký năm 2002, vi phạm Công ước về luật biển quốc tế UNCLOS 1982, và đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.


    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga trong cuộc họp báo hôm nay. Ảnh: Nguyễn Hưng.
    Vụ việc hôm nay xảy ra ngay sau vụ tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò Việt Nam cũng trong phạm vi 200 hải lý của Việt Nam. đã "khiến tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng", bà Nga nói.

    Bà Nga khẳng định khu vực xảy ra sự việc không phải là nơi có tranh chấp.

    "Các hành động có tính hệ thống này của Trung Quốc đang nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp nhằm biến đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thành hiện thực".

    Chiều nay đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động cản phá nói trên của tàu Trung Quốc, và nêu rõ quan điểm của Việt Nam về vụ việc.

    "Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc làm của phía Trung Quốc và yêu cầu chấm dứt ngay, không để tái diễn hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế", bà Nga nói.

    Việt Nam cũng đòi bồi thường thiệt hại mà tàu Trung Quốc đã gây ra cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

    Bà Nga cho biết thêm các cơ quan chức năng và các lực lượng của Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ để bảo đảm các hoạt động kinh tế của Việt Nam trong khu vực thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam diễn ra bình thường.

    [​IMG]
    Tàu ngư chính 311 là một trong những tàu tuần ngư lớn nhất của Trung Quốc. Ảnh: China Daily.
    Phép thử

    Đây là lần thứ hai liên tiếp trong vòng hai tuần qua, tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam và phá hoại tàu thăm dò của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). Trước đó hôm 26/5, nhóm ba tàu hải giám Trung Quốc đã tấn công tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 đang làm việc bình thường trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.

    Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận khu vực và thế giới. Tại hội nghị an ninh châu Á Thái bình dương diễn ra cuối tuần qua, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông trở thành một đề tài nóng. Tại hội nghị, các bên có tranh chấp chủ quyền các quần đảo ở Biển Đông đều có các phát biểu đáng chú ý.

    Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã đưa vụ tàu Bình Minh 02 ra trước diễn đàn an ninh, và yêu cầu các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, yêu cầu Trung Quốc thực hiện những cam kết đã đưa ra vì hòa bình và ổn định trển Biển Đông.

    Philippines tố cáo tàu của Trung Quốc quấy rối trên vùng nước mà Manila tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa. Trong khi đó đại diện Trung Quốc trấn an các nước láng giềng rằng họ không đe dọa ai và ủng hộ hòa bình và ổn định trên Biển Đông.

    Đại diện ngoại giao Việt Nam hôm nay, đồng quan điểm với các lãnh đạo quốc phòng trong diễn đàn an ninh nói trên, nói Việt Nam mong muốn Trung Quốc sẽ thực hiện các cam kết mà Trung Quốc đã tuyên bố trên các diễn đàn quốc tế.

    Giới phân tích Việt Nam cũng như quốc tế nhận định rằng các hành động quấy rối liên tục này là phép thử của Trung Quốc nhằm đo đếm phản ứng của các bên tranh chấp, nhằm tiến tới hiện thực hóa yêu sách đường 9 khúc hay "đường lưỡi bò" vô lý của họ.
    Nguồn: vnexpress
     
  16. backking

    backking New Member

    Tham gia ngày:
    23/8/10
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    ép người quá đáng cái lũ tàu lai này :kungfu::kungfu::kungfu:
     
  17. Max_Nguyen

    Max_Nguyen New Member

    Tham gia ngày:
    9/2/11
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    đánh nhau thôi.....nói nhìu quá.....a ce NTC có ai tham chiến ko????:plane::plane::plane:
     
  18. greentifull

    greentifull New Member

    Tham gia ngày:
    6/7/10
    Bài viết:
    2,238
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    càng lúc càng làm tàng:rss_small:
     
  19. thaodaigia88

    thaodaigia88 Member

    Tham gia ngày:
    23/1/09
    Bài viết:
    823
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    :cuoisunrang::cuoisunrang::cuoisunrang::cuoisunrang::cuoisunrang: chỉ biết cười......tàu khựa mún dô thì dô lẹ đi !ỡm ờ mệt mõi quá ...........:cuoisunrang::cuoisunrang::cuoisunrang::cuoisunrang::rss_small::rss_small::rss_small::rss_small:
     
  20. Max_Nguyen

    Max_Nguyen New Member

    Tham gia ngày:
    9/2/11
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    chính xác....cứ đánh........mất hết cũng đánh........!!!!