Đối tác - Liên kết

Những truyền thuyết xung quanh lễ Giáng sinh

Thảo luận trong 'Xóm nhà lá' bắt đầu bởi Arina, 23/12/08.

  1. Arina

    Arina New Member

    Tham gia ngày:
    16/3/08
    Bài viết:
    1,210
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Có lẽ ít có lễ hội nào trên thế giới lại có nhiều truyền thuyết đẹp như lễ Giáng sinh. Từ sự ra đời của những chiếc bánh khúc cây, cây thông đến hình ảnh những nhân vật huyền thoại như ông già Noel đều gắn liền những câu chuyện thú vị.

    Sự Tích Giáng Sinh
    Giáng Sinh được tổ chức hằng năm vào ngày 25/12 để kỷ niệm ngày Ðấng Cứu Thế (Jesu Christ) ra đời. Nguồn gốc của ngày lễ cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng nó bắt nguồn từ những nghi lễ cử hành bởi những người Tiền Cơ Ðốc giáo ở Ðức và Âu châu để kỷ niêm ngày Ðông Chí (thường rơi vào ngày 22/12 ở Bắc bán cầu). Lễ hội Giáng Sinh được nhắc tới bắt đầu từ thế kỷ thứ IV bởi những người Cơ Ðốc. Ngoài những nghi thức của bản giáo, lễ hội còn du nhập những tập tục của người ngoại giáo như dùng nhánh cây Holly, cây Mistletoe để trang trí, khúc củi Yule đốt trong đêm và những chén rượu chúc mừng sức khỏe.

    Sự tích ông già Noel

    Theo một truyền thuyết, đây chính là hình ảnh của một vị Giám mục ở một vùng tuyết phủ Á châu. Ông được phong thánh nhờ giàu lòng nhân từ. Đó chính là Thánh Nicholas. Ông hay vác túi vải chứa đầy các sản phẩm và đồ chơi do chính ông làm, phân phát cho trẻ con các gia đình nghèo khó vào những ngày cuối năm lạnh lẽo.
    Thủy thủ Hà Lan xưa kia gọi ông Thánh Nicholas là "Sinter Klass". Trong những chuyến trở về quê hương, họ đem câu chuyện kỳ thú về ông phổ biến khắp nơi. Từ đó, để khuyến khích trẻ con ngoan hơn, hàng năm cứ vào tháng 12, người Hà Lan lại dùng tên ông để gửi quà thưởng cho trẻ em (giả vờ như là do chính ông gửi tới).
    [​IMG]
    Về sau, di dân Hà Lan đem theo truyền thuyết này qua Mỹ, nơi họ đã lập ra vùng "New Amsterdam" (thành phố "New York" ngày nay). Về sau, "ông già Noel" từ tên Hà Lan là "Sinter Klass" dần dần được gọi trại ra thành "Santa Claus".
    "Santa Claus" từ Mỹ đã theo chân những người Anh hồi hương, vượt Đại Tây Dương đến với Anh Quốc. Ở đây ông được gọi là "Father Christmas".
    Khi nói tới Santa Claus thì người ta nghĩ ngay tới xe trượt tuyết và những con tuần lộc (hươu tuyết) bởi đây chính là những phương tiện ông luôn dùng để đi lại, giao phát quà.
    Một trong những cây chuyện về "Thánh Nicholas" kể rằng "ông đã đổ vàng xuống ống khói của nhà một gia đình nghèo khó và những thỏi vàng này đã rơi lọt vào những chiếc bít-tất (vớ) đan phơi trên lò sưởi". Từ đó mới có hình ảnh trong tâm trí trẻ thơ: ông già Noel chui xuống ống khói các nhà để phân phát quà cho trẻ con, bằng cách bỏ các phần quà vào trong những chiếc tất treo ở cuối giường hay ở bệ lò sưởi.
     
  2. Arina

    Arina New Member

    Tham gia ngày:
    16/3/08
    Bài viết:
    1,210
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Cây thông Noel
    [​IMG]
    Không ai biết chính xác việc trang hoàng cây Giáng Sinh được bắt đầu như thế nào, nhưng có không ít truyền thuyết về nó.

    Một truyền thuyết kể rằng thánh Boniface, một thầy tu người Anh, người đã sáng lập ra nhà thờ đạo Cơ Ðốc ở Pháp và Ðức, một hôm trên đường hành hương tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ dị giáo đang tập trung quanh một cây sồi lớn. Họ dùng một đứa trẻ để tế thần. Ðể dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả
    đấm! Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ dị giáo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế.

    Theo một câu chuyện khác, một lần thánh Martin Luther, người sáng lập đạo Tin Lành dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Noel khoảng năm 1500. Trời quang và lạnh. Hàng triệu vì sao sáng lấp lánh qua kẽ lá. Ngài thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của một loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng. Cảnh vật hôm đó đã làm Luther thực sự rung động. Vì thế, khi trở về ngài đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại câu chuyện này với trẻ con. Ðể tái tạo ánh sáng lấp lánh của muôn ngàn ánh sao, ngài đã treo nến lên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa giáng sinh.
    Lại có một truyền thuyết kể rằng, vào một đêm Noel, có một người tiều phu nghèo khổ đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và sắp lả đi vì đói. Mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã chia cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm. Buổi sáng, khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hoá ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã thưởng cho lòng nhân đức của người tiều phu tốt bụng bằng cây thông Giáng sinh đó.

    Nguồn gốc thực của cây Giáng sinh có thể gắn liền với những vở kịch thiên đường. Vào thời Trung cổ, những vở kịch giảng dạy đạo đức được biểu diễn khắp Châu Âu. Thông qua các vở kịch ấy các nhà truyền giáo truyền bá các bài Kinh thánh. Những vở kịch nói về nguồn gốc của loài người và sự dại dột của Adam và Eve ở vườn Eden thường được diễn vào ngày 24 tháng 12 hàng năm. Cây táo là một đạo cụ trong vở kịch, nhưng vì các vở kịch được diễn vào mùa đông, các loài cây đều chưa kết trái nên các diễn viên phải treo những quả táo giả lên cành cây.

    Phong tục cây Giáng sinh bắt đầu phổ biến ở Ðức vào thế kỷ XVI. Chẳng bao lâu sau, việc trnag hoàng cây Giáng sinh đã trở thành một phong tục ở các nước Châu Âu. Vào giữa thế kỷ XIX, hoàng tử Albert đã đưa phong tục cây Giáng sinh vào nước Anh. Khi cây Giáng sinh trở thành thời thượng ở Anh thì những gia đình giàu có đã dùng tất cả những đồ vật quý giá để trang trí cho nó. Từ Anh việc trang hoàng cây Noel trong dịp lễ Giáng sinh cũng lan rộng trên khắp các vùng thuộc địa của đế chế Anh, tới cả những vùng đất mới như Canada.

    Cây Giáng sinh lần đầu tiên được dân chúng ở Mỹ biết đến là vào những năm 1830. Khi hầu hết người dân Mỹ còn coi cây Giáng sinh là một điều kỳ cục thì những người Ðức nhập cư ở Pennsylvania thường trang hoàng cây Giáng sinh vào các buổi biểu diễn nhằm tăng tiền quyên góp cho nhà thờ. Vào những năm 1890 nhiều đồ trang trí bắt đầu được nhập từ Ðức vào và tục lệ về cây Giáng sinh đã trở nên phổ biến tại Canada và Mỹ. Có một sự khác biệt lớn giữa cây Giáng sinh của Châu Âu và Bắc Mỹ, cây của Châu Âu nhỏ, hiếm khi cao hơn một mét rưỡi, chỉ khoảng 4 hoặc 5 feet trong khi cây của Bắc Mỹ cao tới trần nhà.

    Ngôi sao Giáng Sinh
    Tương truyền, lúc Đức Chúa vừa chào đời tại Bê-lem thuộc xứ Giuđa thì trên bầu trời xuất hiện một ngôi sao tỏa ánh sáng rực rỡ trải dài mấy trăm dặm.Ở các vùng phía đông xa xôi có ba vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ.Ba vị đi theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được thành Bê-lem nơi Chúa đã ra đời. Đến nơi, họ quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Người các lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược.
    [​IMG]
    Về sau, ngôi sao trở thành biểu tượng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo ở chỗ sang trọng nhất ở các giáo đường như một sự nhắc nhở về sự tích trên. Ngôi sao còn mang ý nghĩa tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/12/08
  3. Arina

    Arina New Member

    Tham gia ngày:
    16/3/08
    Bài viết:
    1,210
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Bánh Bûche de Noël (Bánh khúc cây)
    Đây là một loại bánh được sử dụng trong dịp lễ hội Giáng sinh theo truyền thống Pháp. Chiếc bánh này thường được chuẩn bị và trang hoàng như là một khúc củi dùng để đốt trong lò sưởi. Chiếc bánh bûche truyền thống được làm từ bánh nướng xốp, cuộn lại thành hình trụ tròn sau đó được phủ kem bề mặt và xung quanh.
    [​IMG]
    Theo tục lệ, trong đêm trước Giáng sinh, người ta hay chặt một khúc cây lớn và đem vào nhà để làm lễ. Khúc cây sẽ được đặt trên lò sưởi, người chủ nhà làm lễ dâng rượu bằng cách rắc lên khúc cây một ít dầu, muối, rượu nóng và đọc lên những lời cầu nguyện. Trong một vài gia đình, người con gái trẻ trong gia đình sẽ nhóm lửa đốt khúc cây bằng một ít gỗ vụn mà họ đã chuẩn bị và cất giữ từ năm trước. Ở một số gia đình khác thì người mẹ được ưu tiên thực hiện động tác này. Tương truyền rằng những bột than có từ khúc cây đã cháy này sẽ bảo vệ cho ngôi nhà khỏi thiên tai và sự xâm nhập của ma quỷ. Những chọn lựa về
    các loại gỗ khác nhau, cách đốt khúc cây và khoảng thời gian để làm nghi thức này thay đổi tùy theo những vùng khác nhau.
    Từ thế kỷ thứ XII tục lệ này được áp dụng ở hầu hết các quốc gia tại Châu âu, đặc biệt tại Pháp và Italia. Tục lệ này vẫn còn được duy trì ở đếnnhững năm cuối thế kỷ 19. Sau đó nó dần biến mất khi những lò sưởi đá lớn được thay thế bởi những lò sưởi hiện đại bằng kim loại. Những khúc cây lớn được thay thế bởi những khúc cây nhỏ hơn, được trang trí xung quanh bằng những ngọn nến và cây cỏ, đặt giữa bàn như là một vật trang trí.
    Ngày nay, bánh khúc cây Giáng sinh đã trở thành một món bánh ngọt truyền thống, được phủ bởi kem cà phê hoặc sô-cô-la và trang trí đẹp mắt.


    Phong tục tặng quà

    Tặng quà là một trong những phong tục tuyệt vời nhất trong ngày Giáng sinh. Các món quà xinh xắn chúng ta có thể thể hiện tình yêu của mình đối với gia đình và bè bạn. Đối với một số người quà Giáng sinh còn mang một ý nghĩa tôn giáo sâu đậm. Những món quà giúp cho mọi người nhớ lại ngày sinh của Chúa, là quà tặng của Chúa cho loài người.

    Khi chúa chào đời tại Bethlehem, ba vị vua đã thờ phụng Chúa ngay trên nôi. Ba vị vua này tặng Chúa vàng bạc châu báu, hương trầm và chất nhựa thơm. Những món quà này thể hiện lòng tôn kính của họ đối với Chúa. Vàng là biểu tượng cho vương quốc của Chúa, hương trầm tượng trưng cho sự hiện hình của Chúa và chất nhựa thơm biểu thị cho chúa bị đóng đinh trên thánh giá.

    Ba vị vua có rất nhiều của cải, nhưng thậm chí cả những người nghèo cũng dâng lên Chúa tất cả những gì họ có thể bày tỏ lòng tôn kính đối với cậu bé thần thánh. Những người chăn cừa mang tặng Chúa trái cây và đồ chơi xinh xắn do chính tay họ làm.

    Có một câu chuyện kể về một cậu bé nghèo khó, cậu nghèo lắm chẳng có lấy một thứ gì ngoài một chiếc trống nhỏ. Nhưng thật tuyệt vời bởi vì cậu bé có một uớc mơ được gặp vị chúa Giê-su bé bỏng, và vì thế cậu bé đã lên đuờng đến Bethlehem với hai bàn tay trắng và chiếc trống nhỏ bên mình. Khi cậu bé đến bên vị Chúa nhỏ tất cả ánh sáng và niềm vui quay quanh cậu và cậu bé nhận ra cậu chẳng có món quà nào dành cho Chúa. Cậu chỉ có thể chơi trống mà thôi. Và thế là cậu bé đã chơi một giai điệu nhẹ nhàng như tiếng mưa xuân, và vị Chúa bé bỏng quay mặt lại, mỉn cười với cậu. Món quà của cậu bé nghèo, không mang giá trị vật chất, được dâng lên bằng tình yêu trong sáng tuyệt vời.

    Cũng giống như nhiều phong tục ngày Giáng sinh khác, tặng quà cũng có nguồn gốc lịch sử từ trước khi phong tục về Chúa được phổ biến. Trong buổi lễ thờ cúng Thần Nông ngày hội mùa màng của người La Mã cổ, một ngày hội mùa màng, người ta đã mang đến các ngọn nến nhỏ và các vật làm bằng đất sét. Vào ngày đầu năm mới của người La Mã, mọi người tặng nhau nhiều món quà rất đẹp. Người La Mã tin rằng những món quà đẹp sẽ mang tới một năm mới tốt lành. Người ta thuờng tặng nhau hoa quả, mật ong và bánh. Các cành cây được mọi người tặng nhau để tượng trưng cho sức mạnh và sức khỏe dồi dào. Những người La Mã giàu có tặng nhau những đồng tiền vàng để chúc may mắn. Mọi người đều tặng quà, trẻ con tặng quà cho thầy giáo, người nô lệ tặng quà cho chủ nô và người dân tặng quà cho hoàng đế. Mặc dù ba vị vua và những người khác đã tặng quà cho Chúa Giê-su bé bỏng, nhưng tặng quà đã không trở thành bắt buộc trong lễ Giáng sinh cho đến vài thế kỷ sau khi Chúa ra đời. Các vị Chúa không muốn tôn giáo của mình giống với các lễ hội ngoại đạo, các vị Chúa đã từ chối tặng quà như là một tục lệ ngoài đạo.

    Vào thời Trung Cổ, tặng quà đã trở thành một phong tục trong ngày lễ Giáng sinh. Các vị vua nước Anh, cũng giống như các vị vua La Mã, đã yêu cầu thần dân của mình tặng quà. Các thường dân cũng trao đổi các món quà nhưng các món quà tặng đẹp và đắt tiền thì chỉ được trao đổi giữa các người giàu với nhau. Những người nghèo khó trao đổi các đồ vật rẻ tiền và giải trí với nhau bằng các trò chơi và liên hoan văn nghệ. Ngày 26/12 (Boxing day) là ngày tặng quà ở Anh có nguồn gốc từ thời Trung Cổ. Các vị thầy tu có nhiệm vụ phải lấy hết đồ bố thí trong hộp đựng ở nhà thờ và phân phát cho người nghèo. Những người giàu vui thú với những bữa yến tiệc Giáng sinh lớn, và khi bữa tiệc kết thúc, họ gói những thức ăn thừa lại và mang cho đầy tớ người làm trong nhà. Ngày nay ở nuớc Anh, Uc và Canada, Boxing day là thời gian tặng quà cho người giao hàng, người giúp việc và bạn bè.
    [​IMG]
    Tại các đồn điền cũ ở vùng Nam Mỹ, có một trò chơi gọi là “quà tặng Giáng sinh” đã được những người nô lệ thực hiện và sau đó sớm trở nên phổ biến trên khắp đồn điền. Khi hai người nô lệ gặp nhau vào ngày Giáng sinh, họ đều hô to: “quà tặng Giáng sinh!” người đầu tiên nói to câu đó sẽ nhận được một món quà nhỏ từ người kia.

    Ngày nay tại vùng Bắc Mỹ, mọi người thường đặt các món quà dưới gốc cây và mở chúng ra vào ngày Giáng sinh. Trẻ con treo những đôi tất của mình trên lò sưởi để nhận được quà Giáng sinh. Trong bữa tiệc Giáng sinh, mọi người cũng có thể có “grab bag” một cái túi lớn hoặc một cái rổ chứa đầy quà tặng. Một người lấy quà từ những cái túi đó mà không cần biết ai là người tặng quà.

    Ơ các nước khác tên thế giới, có những trò chơi tặng quà tương tự, phát triển từ truyền thống tặng quà trong gia đình, ở phía bắc nước Đức và các nước Scan-đi-na-vơ có một tục lệ rất cổ xưa. Vào đêm Giáng sinh các cánh cửa vào nhà đều được mở, và một cái túi lớn được ném vào trong nhà dành cho một thành viên trong gia đình. Khi cái túi lớn được mở ra, mọi người sẽ thấy một cái túi nhỏ hơn ở bên trong cái túi lớn. Chiếc túi nhỏ hơn này là để dành tặng cho một thành viên khác trong gia đình. Một người tiếp theo mở cái túi đó và sẽ thấy cái túi nhỏ hơn dành cho một thành viên nữa trong gia đình. Các cái túi nhỏ hơn và nhỏ hơn nữa dần dần đuợc mở ra cho tới khi món quà tặng thật sự xuất hiện ở trong cái túi nhỏ nhất.

    Ở Thụy Điển, mỗi cái túi chỉ dành tặng cho một người. Các món quà nhỏ bé đắc tiền được gói trong hết lớp giấy này đến lớp giấy khác. Người ta kể rằng có một cô gái trẻ đã nhận được túi quà khổng lồ mà bên trong túi là người đàn ông đang cầu hôn cô, được gói cẩn thận trông như một túi quà thật sự. Các món quà luôn luôn gây bất ngờ!

    Người Hà Lan yêu thích rất nhiều trò chơi tặng quà. Trò chơi được ưa thích là săn tìm. Một tờ giấy ghi chú được nhét vào trong một cái bắp cải và cái bắp cải lại được gói lại như một món quà. Tờ giấy ghi chú hướng dẫn mọi người tìm đến nơi nào đó giấu quà trong nhà, chẳng hạn như ở trong bếp. Một tờ giấy ghi chú khác ở trong bếp đưa thêm một số thông tin và dẫn tới các tờ giấy ghi chú khác nữa. Cuối cùng sau khi đã tìm kiếm khắp quanh nhà, mọi người sẽ tìm được món quà của họ. Một phong tục được người Hà Lan ưa thích là mỗi thành viên trong gia đình nhận được một thanh sô-cô-la có hình chữ cái đầu tiên tên của người nhận quà.

    Các món bánh là món quà phổ biến vào ngày lễ Giáng sinh. Ơ nhiều nước còn có phong tục bỏ các món quà hoặc giải thưởng vào trong ruột bánh mì hoặc các loại bánh khác. Ở Peru, một loại bánh đặc biệt đã đuợc làm riêng cho ngày lễ hiển linh. Mỗi lát bánh đều chứa một món quà nhỏ. Ơ Hy Lạp, một đồng xu được bỏ vào trong chiếc bánh mì Giáng sinh và mọi người nói rằng ai có được đồng xu kia sẽ được may mắn trong suốt năm mới. Một phong tục cổ của người Canada nói tiếng Pháp là bỏ một hạt đậu thường và một hạt đậu Hà Lan vào trong một chiếc bánh. Người nào tìm được sẽ trở thành vua và hoàng hậu của buổi liên hoan. Các tấm thiệp Giáng sinh có hình thức đơn giản nhưng là một món quà đầy ý nghĩa vào ngày Giáng sinh. Còn gì đẹp hơn một món quà được trang trí lộng lẫy cùng với một tấm thiệp đẹp tuyệt và mang những lời chúc tốt đẹp đến bạn bè họ hàng.
     
  4. Arina

    Arina New Member

    Tham gia ngày:
    16/3/08
    Bài viết:
    1,210
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Truyền thuyết về bộ quần áo Giáng sinh
    [​IMG]

    Xưa thật là xưa, người dân Priston không biết câu chuyện xuất phát từ khi nào, cũng không thể biết được là chuyện có xảy ra thật không hay chỉ là huyền thoại. Người lớn kể cho trẻ nhỏ, trẻ nhỏ truyền tai nhau, chúng lớn lên rồi kể cho con cháu nghe, cứ thế câu chuyện truyền từ đời này sang đời khác. Đó là một câu chuyện cảm động về cậu bé Goblin.

    Năm đó diễn ra chiến tranh liên miên giữa loài Goblin hoang dã và loài người. Cuốc chiến dần đi đến kết thúc với phần thắng nghiêng về phía loài người. Trong đợt tấn công cuối cùng, loài người nhặt được một đứa nhỏ Goblin vừa mới ra đời. Không nỡ giết hại sinh linh bé bỏng, loài người mang về nuôi dưỡng với hy vọng thuần hoá giống loài hung hãn này và đặt tên là Goblin Nhỏ Bé.

    Năm tháng trôi qua, Goblin Nhỏ Bé lớn lên giữa xã hội loài người, biết nói và viết. Thế nhưng, tình thương nó nhận được thì ít mà xa lạ và kỳ thị thì nhiều. Goblin Nhỏ Bé không giống như chủng loài của mình, nó rất hiền nhưng ai cũng xa lánh nó vì nó xấu xí và thô tháp. Có duy nhất một bé gái không ngại ngần bề ngoài của Goblin Nhỏ Bé mà vẫn hay đến chơi đùa cùng nó. Cô bé thường đem cho nó đồ ăn, những món quà và tình cảm của cô bé nữa. Mặc dù bị la mắng nhưng cô bé chiều nào cũng chạy qua chỗ Goblin Nhỏ Bé chơi với nó rồi mới về nhà.

    Chiều mùa đông, cô bé không đến, nó cảm thấy lo sợ. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày trôi quá, cô bé cũng không đến. Goblin Nhỏ Bé buồn bã suy nghĩ rồi quyết định đến nhà cô bé xem sao. Khó khăn lê từng bước trong lớp tuyết dày, cuối cùng Goblin Nhỏ Bé cũng đến được nhà của cô bé. Nhìn qua cửa sổ, nó thấy cô bé đang nằm thở dốc trên giường. Nụ cười đã không còn hiện diện trên gương mặt cô bé. Nó chạy vòng qua phía cửa sổ nơi cô bé nằm:

    Cộc cộc…

    Nó gõ thật nhẹ nhàng chỉ để cô bé nghe thấy thôi. Nhìn thấy nó, cô bé gắng nở nụ cười rồi lại lịm đi.

    - Chỉ tại cái con Goblin khốn kiếp ấy mà con bé chơi dưới tuyết rồi trở bệnh, nếu con bé có mệnh hệ gì thì nó sẽ biết tay tôi – Tiếng người mẹ vừa đi vừa nói từ phía ngoài vọng vào.

    Sợ hãi, nó vội rụt đầu xuống và chạy mất.

    Năm ấy, tuyết rơi dày và nhiều. Ai cũng ở trong nhà và không muốn bước nửa bước ra lớp tuyết dày quá gối ấy.

    Cộc cộc cộc…

    Mẹ của cô bé cố gắng lê bước mệt mỏi ra cửa nhà để xem ai đến kiếm trong thời tiết thế này. Cửa hé mở, hơi lạnh ào vào làm bà càng bực mình. “Thằng Goblin!” Bà định hét lên mắng chửi nhưng giật mình nhìn thấy lớp tuyết đỏ trên người Goblin. Máu thấm vào tuyết tạo thành chiếc áo loang lổ đỏ trắng. Trên vai Goblin còn mang một túi khá lớn. Cố gắng đưa tay ra, nó đưa cái bị cho mẹ của cô bé. Khi bà cầm lấy, Goblin Nhỏ Bé ngã quỵ xuống. Bên trong túi toàn là dược thảo… Bà hiểu ra, Goblin Nhỏ Bé đã đi tìm dược thảo trên núi cho con gái của bà.

    Sáng hôm sau, người ta tìm được bục ước nguyện trong điện thờ thần mảnh giấy với dòng chữ nguệch ngoạc của Goblin Nhỏ Bé: "Mau khỏi bệnh".

    Từ đó về sau, người ta đúc những bức tượng hình Goblin trong bộ đồng phục trắng đỏ và chiếc túi lớn vào mỗi dịp cuối năm. Bức tượng được để khắp nơi trong thành phố để nhớ về tấm lòng của loài thú nhưng đầy ắp tình người.

    Hằng năm vào tháng tuyết bắt đầu rơi, người ta viết những điều ước và những câu chuyện của mình đặt ở trước cửa và tin rằng điều ước đó sẽ thành hiện thực khi tuyết tan, xuân đến.

    Hang đá và máng cỏ
    [​IMG]

    Trong truyền thuyết, Chúa sinh ra trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem. Ngày nay, vào đêm 24/12 tại các giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, Thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn ba vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh khỏi chiến tranh, nghèo đói và bất hạnh.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/12/08
  5. Arina

    Arina New Member

    Tham gia ngày:
    16/3/08
    Bài viết:
    1,210
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chiếc gậy kẹo

    Vào năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của lễ Giáng sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo. Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết hợp những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hy sinh của Chúa Jesus.
    [​IMG]
    Màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng và vô tội của Chúa Jesus. Sau đó, ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Ðức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thập tự giá. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì Chúa Jesus chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên Chúa Jesus.


    [​IMG]
    [​IMG]
    Chúc 1 mùa Giáng sinh ấm áp ^.^