Đối tác - Liên kết

“Thành phố ma” ở Trung Quốc

Thảo luận trong 'Trung tâm tư vấn tình cảm - Tâm lý' bắt đầu bởi tieuvu1512, 29/3/10.

  1. tieuvu1512

    tieuvu1512 New Member

    Tham gia ngày:
    28/2/09
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Lóng ngóng như trai chăm vợ ốm

    Hùng bê lên cho vợ bát cháo nhưng lại không giống cháo mà giống… cơm nhão hơn! Nhìn thấy bát “cháo” đặc sệt, lỏng chỏng mấy khúc xương ống to tướng mà Hằng tủi thân phát khóc.
    Những ngày bình thường, nhiều ông chồng từ cơ quan về nhà chỉ có mỗi việc ngồi xem ti vi, đọc báo chờ vợ nấu cơm xong, dọn ra bàn là ung dung ngồi vào bàn ăn. Ăn xong lại có người gọt hoa quả, có khi còn pha cả trà để chỉ việc ngồi nhâm nhi xem…chương trình thời sự. Thế nên sẽ là “đại họa” cho những ông chồng quen được vợ phục vụ kiểu này nếu không may vợ bị ốm. Lúc ấy, với những người đàn ông chỉ quen lo việc lớn thì việc bếp núc nhỏ mọn bây giờ sẽ trở thành việc… to đùng.​
    Hùng (Long Biên, Hà Nội) một phó giám đốc của một doanh nghiệp cỡ vừa, đúng là chân dung một anh chồng mà khi về nhà chỉ biết vợ nấu cho ăn cái gì thì ăn chứ ngay cả đến ngày 8/3 anh cũng chẳng chịu chui vào bếp.
    Vốn là công tử, con một nên ngày chưa lấy vợ thì Hùng được mẹ chiều. Bà mẹ hôm nào đi chợ cũng phải hỏi anh con trai xem hôm nay thích ăn gì để bà mua về nấu. Hùng đi làm về, đã có cơm mẹ nấu sẵn theo đúng ý thích; quần áo thay ra cũng chỉ phải làm mỗi một động tác …vứt luôn ở cuối giường, rồi mẹ lại thu dọn đem đi giặt. Đến khi lấy vợ, Hùng vẫn giữ nguyên thói quen đó. Cũng may, Hùng chọn được Hằng, một cô gái dáng “thắt đáy lưng ong”, đảm đang tháo vát. Vợ Hùng lúc nào cũng vui vẻ làm mọi việc nhà mà chả mấy khi kêu ca, hay nhờ vả chồng giúp việc gì.
    [​IMG]
    Khi đau ốm cử chỉ chăm sóc của chồng sẽ là nguồn an ủi tốt nhất với người vợ. Ảnh: suckhoe.com
    Công việc cơ quan của Hùng không quá bận rộn nhưng hôm nào cũng phải 6 -7 giờ tối mới về đến nhà, khi cơm vợ đã dọn sẵn ra bàn. Cuộc sống sẽ vẫn “tươi đẹp” với Hùng như thế nếu không có một ngày anh về nhà và thấy bếp núc lạnh tanh, còn vợ nằm đắp chăn rên hừ hừ trên giường. Hằng thều thào bảo Hùng đi nấu cho cô bát cháo. Biết tính chồng chưa bao giờ vào bếp, Hằng đã phải dặn dò kỹ lưỡng cách nấu cháo cho chồng thế mà cuối cùng Hùng bê lên cho vợ được một bát cháo nhưng lại không giống cháo mà giống….cơm nhão hơn! Đã mệt lại nhìn thấy bát “cháo” đặc sệt, lỏng chỏng mấy khúc xương ống to tướng mà Hằng tủi thân phát khóc!!! ​
    Hà Vi (Ngọc Khánh, Hà Nội) cũng dở khóc dở cười với sự “đảm đang” của chồng trong lần ốm phải vào nằm viện. Khi đó, cả nhà cô, người ốm lẫn người khỏe, đều ăn…cơm hàng. Duy, chồng Vi ngày nào cũng “đổi món” cho vợ bằng các món ăn… ngoài quán. ​
    Hôm thì Duy lên phố Tống Duy Tân mua gà tần thuốc bắc, hôm thì mua cháo sườn đầu ngõ, hôm lại đến tận Hai Bà Trưng mua miến ngan cho vợ. Duy bảo đấy toàn món ngon, bổ mà vợ ngày thường vẫn thích. Nhưng Vi đang mệt mà ngày nào cũng thấy chồng xách vào toàn… đặc sản khiến cô nhìn thấy đã muốn ói. Duy động viên vợ “cố gắng vài bữa khi nào khỏe về nấu cơm cho …cả nhà ăn, chứ anh cũng chán cơm hàng quá rồi”!
    Đến nước ấy, Vi cũng đành chào thua ông chồng “đảm”. Đã thế đến lúc ra viện về nhà Vi còn choáng hơn khi nhìn căn phòng như một bãi chiến trường với đủ thứ xô chậu quần áo vứt khắp nơi. Nhìn căn nhà, Vi chỉ muốn quay lại…bệnh viện ngay lập tức!
    Thế nhưng, có rất nhiều ông chồng “được dịp”… vợ ốm “trổ tài” khiến bà xã tâm phục khẩu phục sát đất. Chuyện của vợ chồng Diễm (Từ Liêm, Hà Nội) là một ví dụ. Từ ngày lấy nhau, Diễm chưa khi nào kéo được chồng vào bếp nấu nướng, nhiều hôm có nhờ gẫy lưỡi Trung cũng chỉ nhặt cho rổ rau là cùng. Thế mà đến lúc có thai, vừa bị nghén vừa yếu nên Diễm phải nằm một chỗ, mọi việc lúc này chỉ nhờ chồng. Diễm cũng chuẩn bị tinh thần ăn cơm hàng vì có bao giờ thấy chồng vào bếp đâu. Thế mà Trung lại đảm đang ngoài sức tưởng tượng của Diễm. Những ngày Diễm phải nằm một chỗ, buổi sáng trước khi đi làm, Trung tranh thủ dậy sớm đi chợ, mua thức ăn để vào tủ lạnh. Trên đường về mua đồ ăn sáng cho vợ. Tối đến, khi hết giờ làm, Trung không tụ tập chơi bóng hay uống bia ngoài quán với mấy ông bạn ruột như mọi khi nữa mà chạy một mạch về nhà để… nấu cơm cho vợ, mặc cho những lời khích bác của mấy “chiến hữu”. ​
    Diễm bảo, cô vô cùng ngạc nhiên và cảm động khi nhìn mâm cơm chồng dọn lên tươm tất không kém gì ngày thường cô vẫn nấu. Trước vẻ ngạc nhiên xen lẫn thán phục của vợ, Trung chỉ cười: “anh mà làm vợ có khi còn giỏi nội trợ hơn em ấy chứ!”
    Bình thường người vợ vẫn là người lo mọi việc nội trợ trong gia đình mà không mấy khi phàn nàn hay đòi hỏi người chồng phải giúp. Thế nhưng lúc mệt mỏi, đau ốm, người phụ nữ rất cần được nhận sự chăm sóc từ phía người chồng của mình, chính điều đó sẽ an ủi và khiến họ cảm nhận được tình cảm yêu thương hơn rất nhiều lần lời nói. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, nếu các ông chồng chăm vợ ốm một ngày thật chu đáo thì anh ta sẽ nhận được sự chăm sóc chu đáo của vợ trong suốt một năm. Như thế, tại sao các ông chồng không cố gắng một ngày để được cả năm sung sướng?


    (Theo Đất Việt)​
     
  2. anhtrungtdy

    anhtrungtdy Active Member

    Tham gia ngày:
    13/4/09
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    53
    Điểm thành tích:
    28
    Nghề nghiệp:
    IT Web Design
    Hic. Sao đề tài với nội dung chả có gì liên quan vậy:ban1: